Tại sao cồn có thể SÁT KHUẨN? Tìm hiểu về cồn y tế

0
717
Nồng độ cồn trong dung dịch sát khuẩn bao nhiêu là đủ?

Lưu ý: Chỉ sử dụng ANCOL ETYLIC, không sử dụng cồn ANCOL METYLIC công nghiệp vì cồn này rất độc.

Cồn hay alcohol là một chất được sử dụng trong việc sát khuẩn y tế nhờ tính thẩm thấu tốt vào bên trong virus, vi khuẩn làm đông tụ protein và làm chết vi khuẩn.
VẬY ANCOL ETYLIC NHƯ THẾ NÀO SÁT KHUẨN TỐT NHẤT.

-Cồn 70 độ ( tức 70ml Ancol Etylic trong 100ml dung dịch) là cồn có khả năng sát khuẩn tốt nhất vì nồng độ cồn lúc này là đẹp nhất để khi tiếp xúc vi khuẩn không làm đông tụ phần vỏ bên ngoài mà không thể thẩm thấu vào bên trong làm chết vi khuẩn ( nồng độ cồn quá cao sẽ gặp trường hợp này). Tránh nồng độ cồn quá thấp cồn sẽ nhanh bay hơi và không có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn.

Như đã nói thành phần chính trong dung dịch rữa tay sát khuẩn vẫn chính là cồn Ancol Etylic, các thành phần phụ cũng chỉ đóng vai phụ. Và vì thế không phải chai nào thơm thì chai đó tốt đâu nhé, các chất tạo mùi Fragrance là những chất tạo mùi thơm dễ chịu nhưng chúng lại không dễ chịu với da tay và bản thân bạn. TÓM LẠI, nên mua các sản phẩm có nguồn gốc xuất sứ đảm bảo an toàn sử dụng
*** RỮA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VẪN LÀ TỐT NHẤT NHÉ!Chúc mọi người tự cách ly vui vẻ bên gia đình!

1. Cồn y tế là gì?

Cồn y tế, hay còn gọi là cồn ethanol (C2H50H), còn được gọi là cồn xát là một hỗn hợp cồn dành cho sử dụng bên ngoài như một chất khử trùng; Cồn y tế thường dùng để sát khuẩn chứa 70% thể tích của cồn tuyệt đối (ethanol); phần còn lại bao gồm nước, chất khử màu và dầu nước hoa; được sử dụng như một rubefacient cho đau cơ và khớp.

>>   Biểu thức trong toán học là gì?

Cồn y tế cũng có thể được tìm thấy trong các giải pháp nước súc miệng; điều quan trọng là cồn y tế không thể uống vì nó độc hại và có thể gây tử vong với số lượng đủ cao.

Nuốt chỉ 240 ml cồn y tế có thể gây tử vong, và chỉ cần pha 20 ml cồn nguyên chất vơi nước đã có thể khiến bạn uống phải sẽ bị ngộ độc.

Cồn y tế không màu và có vị đắng. Cồn cũng có thể được tìm thấy trong việc làm sạch nguồn cung cấp, chất pha loãng sơn và nước hoa. Trong ngành công nghiệp dược phẩm, cồn có thể được sử dụng với số lượng nhỏ, an toàn trong sản xuất viên nang hoặc thuốc dạng nén.

2. Nồng độ cồn trong dung dịch sát khuẩn bao nhiêu là đủ?

Nước rửa tay khô nói chung với thành phần chính là cồn y tế 70-75 độ, nước tinh khiết, chất diệt khuẩn (tự nhiên/ hóa học) và hương liệu tạo mùi (tự nhiên/ hóa học). Cồn y tế có tác dụng sát khuẩn là ethanol và isopropyl, hay được dùng nhất là ethanol. Thực tế, muốn ethanol có khả năng sát trùng thì nồng độ của nó trong dung dịch phải đạt 60-90%, nếu thấp hơn mức này sẽ không đủ sức diệt được nấm bệnh, vi khuẩn, virus. Thường trong dung dịch sát khuẩn sẽ sử dụng cồn ở 60-70% bởi ở mức này dung dịch sẽ có khả năng diệt vi khuẩn và siêu vi (có vỏ bọc ngoài) tốt; cồn 90 độ bị bay hơi nhanh quá, không đảm bảo đủ thời gian diệt khuẩn nên hiệu quả sát trùng kém hơn hẳn (dựa theo quyết định 3671-QD-BYT-2012, hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ Y tế).

>>   Tuổi nào hợp để xông đất cho nhà bạn vào Tết nguyên đán 2020?

Nhắc đến cồn y tế (hay ethanol, C2H5OH), người ta sẽ liên tưởng ngay đến sản phẩm chuyên để khử trùng và tương đối an toàn cho người sử dụng. Cồn y tế thường được sử dụng trong y tế để sát khuẩn là loại chứa 70-75% thể tích cồn tuyệt đối (hàm lượng tạp chất tối thiểu), phần còn lại là nước và các chất khác hòa tan được trong nước (như chất diệt khuẩn, hương liệu,…)

Trong lúc dịch viêm phổi cấp do virus nCoV đang có diễn biến phức tạp, nước rửa tay khô trở thành mặt hàng hot hơn bao giờ hết. Từ nhu cầu đó, các nhãn hàng chạy đua với thời gian để sản xuất nước rửa tay diệt khuẩn phục vụ người dùng. Tuy nhiên, do cồn 70-75 độ tinh khiết có giá khá cao nên đã xuất hiện tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng, không có tác dụng kháng khuẩn. Những sản phẩm giả nhái trên thị trường sử dụng cồn công nghiệp, không đảm bảo độ tinh khiết (do chưng cất không kỹ, còn chứa nhiều tạp methanol, buthanol,…), chất lượng cũng như hàm lượng kém (chỉ có < 60% thể tích cồn) nên khi dùng không diệt khuẩn được, lại gây khô da. Như thông tin đăng trên báo VNEXPRESS, chiều 6/2, cảnh sát kinh tế đã phát hiện thùng hàng chứa nước xịt sạch khuẩn của một công ty ở Thái Bình, phát hiện ra sản phẩm dán nhãn nước ngoài mà chưa được đăng ký, chưa được kiểm tra chất lượng trước khi bán ra thị trường. Qua kiểm tra, đã phát hiện sản phẩm được pha chế từ cồn công nghiệp (chứa nhiều methanol), không có tác dụng kháng khuẩn. Cồn methanol có giá rẻ chỉ bằng 1/3 so với cồn ethanol nên nhiều đơn vị sản xuất cồn y tế đã sử dụng loại cồn này để pha trộn vào sản phẩm sát trùng, thậm chí có những sản phẩm chứa toàn methanol, không hề có ethanol. Việc sát trùng không đảm bảo, có thể còn bị nhiễm trùng các vết thương hở,…

>>   lực mạnh lực yếu là gì?