Thời gian – Không gian – Avengers: spoil Endgame

0
1085
Thời gian - Không gian - Avengers: spoil Endgame
Bài viết không tiết lộ các chi tiết trong The Avengers: Endgame, đây chỉ là một quan điểm/định nghĩa có trong phim mà bạn nên tìm hiểu nếu chưa hiểu hoặc lướt qua để xem phim cho dễ hiểu.
Để mọi thứ trở nên gần gũi khi nói về một vấn đề khoa học, trước tiên chúng ta nên đi qua định nghĩa trước đây về thời gian trong thuyết Tương đối hẹp.
Thuyết tương đối miêu tả cấu trúc của không gian và thời gian trong một thực thể thống nhất là không thời gian cũng như giải thích bản chất của lực hấp dẫn là do sự uốn cong của không thời gian bởi vật chất và năng lượng. Thuyết tương đối gồm hai lý thuyết vật lý do Albert Einstein phát triển, với thuyết tương đối đặc biệt công bố vào năm 1905 và thuyết tương đối tổng quát công bố vào cuối năm 1915 và đầu năm 1916.
Thuyết tương đối hẹp miêu tả vận hành của không gian và thời gian cùng những hiện tượng liên quan từ những hiện tượng được nhìn thấy chuyển động đều tương đối với nhau. Thuyết tương đối rộng tổng quát các hệ quy chiếu quán tính sang hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc và bao gồm lực hấp dẫn giữa các khối lượng với nhau.”

Mục lục bài viết

1. Nguyên lý tương đối

Thuyết tương đối hẹp dựa trên hai tiên đề:
  • Tốc độ ánh sáng trong chân không có độ lớn bằng c (=299792458 m/s) trong mọi hệ quy chiếu quán tính, không phụ thuộc vào phương truyền và tốc độ của nguồn sáng hay máy thu
  • Các định luật vật lý có cùng một dạng như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính (nguyên lý tương đối). Những hệ quy chiếu chuyển động đều gọi là hệ quy chiếu quán tính.
Bài viết này chỉ là một note nhỏ bồng bột của mình, mình sẽ không đề cập quá nhiều về lý thuyết Tương Đối. Quay lại vấn đề chúng ta đang đề cập tới vấn đề du hành thời gian, một điều đã được dự báo trước từ Avengers: Infinity War. Mình đã từng làm một video về vấn đề này, bạn có thể xem qua tại đây:

Theo đó, vận tốc của thời gian sẽ phụ thuộc và có quan hệ trực tiếp với tốc độ của ánh sáng. Đồng nghĩa với việc từng phân tử ở khắp nơi trong vũ trụ chính là hiện thân của tương tác với thời gian… Hãy tưởng tượng bạn đang đứng cách trái đất 4 năm ánh sáng, theo lẽ thường chúng ta chỉ có thể thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta…
Chính vì vậy, ánh sáng phải trải qua “4 năm du hành” để tới được đồng tử giúp ta nhận diện được vật thể… Nếu có một ống nhòm đủ mạnh, đủ lớn để thu hết lượng ánh sáng ít ỏi ấy cũng như phân tích chúng để không bỏ sót chi tiết nào, bạn sẽ thấy mọi thứ về trái đất 4 năm về trước – lúc mà những tia sáng bắt đầu chuyến du hành của mình.
Đối ngược lại, nếu bạn có thể nhảy ngay lập tức về trái đất, mọi thứ bạn thấy sẽ là hành tinh đó 4 năm về trước… Nhưng đừng nhầm. Nhiều người vẫn nhầm tưởng sự dịch chuyển không gian có thể dẫn tới du hành thời gian do chưa hiểu rõ thuyết Tương đối.
Một giả thuyết được đặt ra trong tình huống này khi con người có thể vượt qua cả vận tốc Ánh sáng. Theo thuyết Tương đối, khi chúng ta nhanh lên đồng nghĩa là mọi thứ chậm đi, vận tốc của Ánh sáng có liên hệ trực tiếp với thời gian do nó là hệ quy chiếu bất biến của vũ trụ… Nhanh hơn ánh sáng, liệu chúng ta có bay ngược về quá khứ? Câu trả lời “có lẽ là không”.
Đơn giản, thời gian di chuyển ở một vận tốc mặc định, nếu bạn chạy nhanh hơn ánh sáng thì trước mắt bạn sẽ chỉ còn một màu đen… Không hơn không kém.
TUY NHIÊN, với thuyết Tương đối rộng, chúng ta có thêm định nghĩa về vũ trụ và không – thời gian khi lực hấp dẫn chính là nguyên nhân tạo ra độ cong không gian. Đôi khi bạn có tự thắc mắc tại sao trái đất lại xoay vòng quanh vũ trụ chứ không phải là trôi ra xa, bay theo hình elipse, hình vuông, hay thậm chí hình tam giác không? Có nhiều bạn sẽ nói do lực hút, khoảng cách sẽ giữ nguyên do lực hút không đổi.
Điều này đúng, nhưng chưa đủ…
Theo thuyết Tương đối rộng, Vật chất và Năng lượng bẻ cong không gian xung quanh chúng. Hãy xem hình bên dưới để hiểu thêm một chút… (Cái hình này vẫn chưa thực sự chính xác, đáng ra phải làm cho trái đất bay lòng vòng trong cái phễu mới đúng).
Ví dụ về lực hút mặt trời làm bẻ cong không gian xung quanh, tạo ra một cái phễu vũ trụ chuyển hướng ánh sáng bay qua.
Ta có thể thấy sự chệch hướng của ánh sáng sau khi đi qua các vùng không gian có các “lượng năng lượng” khác nhau. Từ đó một công thức thiên niên kỷ giữa Khối lượng – Năng lượng đã hình thành:

Công thức liên hệ giữa khối lượng và năng lượng
Theo đó, năng lượng (E) bằng khối lượng (M) nhân với bình phương tốc độ truyền của ánh sáng (C). Công thức ngắn gọn này đã xây dựng nên nền khoa học, vật lí phân tử, không gian ngày nay. Dễ hiểu tại sao Mặt trời lại có lực hút lớn hơn Trái đất rồi đúng không?

2. Du hành thời gian

Quay về với quan điểm chính của Einstein, theo đó, khi chúng ta dần dần tiến tới tốc độ của Ánh sáng thì không – thời gian của chúng ta xung quanh có tốc độ ~0. Vượt qua tốc độ của Ánh sáng, chúng ta có thể thoát ra khỏi giới hạn và bắt đầu tiến trước những gì thời gian đang chạy (giả thuyết).
Đồng nghĩa ta có thể nhảy tới tương lai, thay vì quá khứ. Mình sẽ không đề cập tới du hành về quá khứ vì như trong Video lẫn những diễn giải trên cho thấy nó không mấy khả thi… Vậy nên hãy cứ cho rằng có một “cơ may” để hiện thực đó có thể xảy ra, có những vấn đề sau sẽ là hậu quả:
Nghịch lí ông nội: Hãy cho rằng bạn có thể du hành thời gian, vấn đề sẽ xảy ra khi bạn thù ghét ông nội của bạn, bạn quay về quá khứ và giết ông ấy… Đừng nghĩ mọi thứ đơn giản như vậy, nếu bạn giết ông ấy thì đồng nghĩa bố bạn không được sinh ra – bạn cũng không được sinh ra nốt… Cuối cùng là chẳng ai giết ông nội bạn cả…
Nghịch lí tác giả: Giả sử bạn có một cỗ máy thời gian và bạn vừa nghe một bài hát rất hay của một ca sĩ nào đấy. Sau đó bạn quay về quá khứ và nghêu ngao bài hát đó trên phố, anh ca sĩ may mắn nghe được rồi về viết lại bài hát ấy… Vậy là chẳng ai sáng tác bài hát đó cả mà nó là một hệ quả nghịch lí của thời gian.
Được rồi, vậy nên người ta mới cho ra một định nghĩa mới về thời gian mà chúng ta hay bắt gặp trong vũ trụ điện ảnh DC – Đa vũ trụ. Hẳn ở đây nếu bạn từng có sở thích các siêu anh hùng sẽ từng nghe qua về The Flash – Siêu anh hùng có khả năng chạy nhanh tới vận tốc của Ánh sáng và có khả năng quay ngược thời gian.
Cậu nhóc Barry Allen là con trai trong một gia đình nhỏ ở Central City, hồi nhỏ mẹ cậu bị giết bởi một thực thể cực nhanh (Reverse Flash), còn bố cậu thì bị buộc tội đã giết mẹ cậu do những lời làm chứng của cậu không có sức thuyết phục (Thời điểm ấy chưa có các dị nhân/Metal human). Sau này với vụ nổ máy gia tốc hạt của Harrison Well (Eoboard Thawne), cậu được cung cấp sức mạnh và tạo ra Speed Force – Mầm mống của dòng dõi siêu tốc, thứ giải quyết tất cả các nghịch lí do du hành thời gian tạo ra. Một sự kiện trong The Flash gây dựng nên vũ trụ DC chính là Flashpoint…
Theo những gì The Flash Shows kể lại, cu Flash quay về quá khứ để cứu mẹ, dẫn tới một loạt thay đổi lớn đến vũ trụ… Nơi không có Justice League, không còn sở hữu Speed Force, … Nhưng cu cậu vẫn chưa giết Eoboard Thawne (Reverse Flash). Lúc Barry đến hỏi Batman thì mới phát hiện ra Batman không phải là Bruce Wayne mà lại là Thomas Wayne (Cha của Bruce). Cầu xin Reverse Flash giết mẹ mình để hiện thực trở lại như cũ, Barry quay về thực tại vốn có nhưng nhận ra mọi thứ đã thay đổi.
Ví dụ trên là điển hình của một giả thuyết về du hành thời gian, nơi mà mỗi lần bạn quay về quá khứ và thay đổi điều gì đó thì thực tại của bạn cũng sẽ biến chuyển theo và tạo nên một kết quả – có thể là hoàn toàn khác.
Quay về với Endgame, chúng ta được đối mặt với một “hiểu biết” mới lạ về du hành thời gian, nơi sự bất đồng bộ của du hành bên DC Universe sẽ không tồn tại ở Marvel Universe. Cụ thể, khi chúng ta thay đổi quá khứ, thực chất chúng ta không hề thay đổi quá khứ mà là tạo ra một “tương lai mới”. Cẩn thận với hai định nghĩa này, hãy giả sử như này: Bạn quay về quá khứ, uống luôn cốc bia mà bạn đặt trên bàn vào tối qua… Thực ra tối qua bạn không mất cốc bia đó, mà chỉ có bạn ở dòng thời gian kia mới mất cái cốc bia đó. Điều này có nghĩa là mỗi khi bạn quay về quá khứ phá hoại, không phải phá hoại nào của bạn cũng sẽ có hậu quả đến thực tại, cũng không phải phá hoại nào đều không gây ra hậu quả nơi thực tại, trừ khi bạn ở lại với cái thực tại đó.
Mình sẽ giữ lời hứa không Spoil về Endgame vì nhiều bạn vẫn chưa xem, nhưng hãy hiểu như thế này: Giả sử mình là một người không có tuổi, không bao giờ già đi… Một hôm nào đấy giữa thế kỷ hiện đại mình chợt nhớ về những ngày bình yên của thế kỷ trước và muốn trở lại đó, rũ bỏ luôn cả khả năng không bao giờ già đi của mình. Thế là mình sẽ hòa luôn hai biến cố là một vì nó đã hợp lí… Sự tương đồng phổ quát giữa hai dòng thời gian đã hòa chúng lại làm một do không có nghịch lí nào xảy ra… Tương tự như việc bạn lén trộm chiếc chén của quá khứ rồi lại đặt nó đúng chỗ, đúng thời điểm như cũ…

Time Travel Suit
Bài viết trên của mình chỉ là một quan điểm nhỏ về Du hành thời gian, hy vọng bạn có thể sẽ dễ dàng hơn với việc tiếp cận khái niệm này. Cảm ơn đã đọc bài viết

 

>>   Sec trong toán học là gì?

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here