1. Biến số trong toán học là gì?
Trong toán học – biến được gọi là một số có giá trị bất kỳ, không bắt buộc phải duy nhất có một giá trị (không có giá trị nhất định), biến số là số có thể thay đổi giá trị trong một tình huống có thể thay đổi. Ngược lại với khái niệm biến số là một khái niệm hằng số. Hằng số là một số không thể thay đổi trong bất kỳ các tình huống nào đó. Thuật ngữ biến dùng để chỉ các đại lượng (chẳng hạn các đại lượng vật lý như khối lượng, thời gian, các đại lượng hình học như độ dài, diện tích, thể tích,…) có thể nhận các giá trị khác nhau trong một tập hợp nào đấy (được gọi là miền biến thiên của nó).
2. Ví dụ về biến số trong toán học?
Biến số là số có thay đổi
vd: y là hàm, nếu x thay đổi thì y cũng thay đổi.
x = 0 => y = 5
x = 1 => y = 7
Giá trị x có thể thay đổi, người ta gọi x là biến số và y gọi là hàm số.
Tham số là số thuộc tập hợp số thực, được coi như là ẩn trong bài toán. Thường kí hiệu bằng chữ m,n,k…Để giải bài toán chứa tham số là ta đi tìm các trường hợp có thể xảy ra của tham số sau đó giả và biện luận.