Định nghĩa sức khỏe của WHO?

0
1723
Định nghĩa sức khỏe của WHO?

Chắc chắn các bạn đã đọc nghe nhiều về sực khỏe và một tổ chức mang tên WHO đã được học từ rất nhỏ rồi phải không?

Vâng đó chính là WHO (tổ chức y tế thế giới) – một tổ chức đa quốc gia cực kỳ uy tín và ai cũng biết. Hôm nay sieutonghop sẽ cùng các bạn tìm hiểu về sức khỏe và tổ chức này.

1. Định nghĩa về sức khỏe của WHO?

Theo Who năm 1948 được định nghĩa như sau: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay ốm đau.”

Năm 1986, WHO đã bổ xung và làm rõ hơn về định nghĩa sức khỏe là gì như sau: “Sức khỏe là nguồn lực cho cuộc sống hàng ngày, là một khái niệm tích cực nhấn mạnh tới các nguồn lực xã hội, cá nhân cũng như năng lực thể chất.”

Tới năm 2009, một số nhà nghiên cứu đã xuất bản trong Tạp chí Lancet cho rằng ý nghĩa của sức khỏe đơn giản là khả năng cơ thể thích ứng với các mối đe dọa và bệnh tật.

2. Vậy thế nào là một sức khỏe tốt?

Một sức khỏe tốt sẽ cần cân bằng cả sức khỏe tinh thần và thể lực.

* Thể lực:

Được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bạn là người khoẻ mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.

* Tinh thần:

+ Trải nghiệm cản xúc tích cực: là nhìn thấy những mặt hạn chế để khắc phục chứ không phải che đậy tức là nhìn nhận tích cực về bản thân và nghề nghiệp của bản thân được thể hiện qua những cung bậc cảm xúc trong cùng một khoảng thời gian. Biết gắn kết một cách lành mạnh trong các mối quan hệ công việc, gia đình và xã hội một các tự chủ, tôn trọng và không lệ thuộc vào người khác. Biết tận hưởng hương vị cuộc sống, làm cho bản thân thấy thoải mái, dễ chịu và trân quý những gì bản thân đang có.

+ Khả năng tập trung: là điều khiển được các hành động về thể chất và tâm trí hướng vào quá trình thực hiện công việc cũng như các hoạt động khác. Có khả năng tự khắc phục, loại bỏ các yếu tố “gây nhiễu” khi làm việc ảnh hưởng tới hiệu suất công việc hoặc làm mất tập trung.

+ Khả năng thích ứng: là tự điều chỉnh suy nghĩ, hành vi để sao cho phù hợp với hoàn cảnh công việc và cuộc sống. Biết loại trừ những căng thẳng mà bản thân phải đối diện trong cuộc sống hàng ngày ngoại trừ những dạng stress đặc biệt. Làm quen với môi trường công việc một cách nhanh nhất và giải quyết công việc theo hướng tích cực, linh hoạt và hài hòa.

+ Khả năng phục hồi: là biết giải tỏa cảm xúc tiêu cực bằng phương pháp lành mạnh mà không phải mượn chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… để “cân bằng” cảm xúc. Khôi phục lòng tin, hàn gắn mất mát và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp.

+ Cảm nhận ý nghĩa cuộc sống: là thấy mình như một phần của tổ chức, của cộng đồng. Luôn mong muốn hoàn thiện nhân cách và phát triển khả năng của bản thân và nhận ra những giá trị của thành quả đã làm được cho tổ chức.

Khi “sức khỏe tinh thần” của bản thân được coi trọng và luôn ở trong tâm thế sẵn sàng thì chắc chắn hiệu quả công việc luôn sẽ được nâng lên một bậc và việc rút ngắn thời gian hoàn thành mục tiêu cộng với kết quả mỹ mãn hẳn là điều tất yếu.