1.Gạo lứt là gì?
Đối với người miền Nam thì gọi là gạo lứt, nhưng đối với người miền Bắc thì họ lại gọi là gạo lật. Vậy gạo lứt là gì? Gạo lứt là loại gạo khi xay xát chỉ bóc tách lớp vỏ trấu bên ngoài chứ không làm mất lớp vỏ cám bên trong. Trong lớp vỏ cám này có giàu nguyên tố vi lượng, chất xơ nên mang lại giá trị dinh dưỡng cao.
Gạo lứt và gạo trắng đều có chung nguồn gốc, chỉ khác nhau về mức độ xay xát mà thôi. Nếu độ xay xát mạnh thì lớp vỏ cám của gạo lứt sẽ mất và hạt gạo cũng sẽ trở thành gạo trắng. Gạo lứt là gì thì chúng ta đã biết. vậy thành phần của gạo lứt gồm những gì? Bên trong một hạt gạo lứt bao gồm: Tinh bột, chất đạm, chất xơ, canxi, magie, salen, sắt, vitamin nhóm B…
2. Gạo lứt có mấy loại?
- Gạo lứt tẻ: Đây là loại gạo lứt chưa xay xát phần vỏ cám của những loại gạo trắng thông thường. Hay nói một cách khác loại gạo lứt này là phần lúa của gạo trắng chưa bỏ đi lớp vỏ cám.
- Gạo lứt nếp: Đây là loại gạo lứt được bóc tách từ lúa của gạo nếp than, gạo nếp ngỗng, nếp hoa vàng.
- Gạo lứt đỏ: Đây là một loại gạo được xay xát từ gạo “sạch”, gạo sau khi xay xát xong phần vỏ trấu thì được cho vào túi ép chân không.
- Gạo lứt đen: Đây là một loại gạo lứt chứa ít dường, giàu chất xơ và có nhiều hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe.
3. Bảo quản gạo lứt như thế nào cho tốt?
Gạo lứt dễ bị mốc khi để lâu ngày, chính vì thế bạn nên mua gói nhỏ, dùng hết mua tiếp để đảm bảo chất lượng. Sau khi đã mở túi gạo lứt để sử dụng thì bạn nên bảo quản nó trong lọ kín, để nơi thoáng mát. Mua gạo lứt đã được xay xát cẩn thận, đúng quy trình và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Những tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe
- Tham gia hỗ trợ hệ thống thần kinh: Nếu bạn ăn một chén cơm gạo lứt đúng cách thì cơ thể sẽ được bổ sung lượng mangan cần thiết mỗi ngày. Mangan là một chất quan trọng giúp tổng hợp chất béo cho cơ thể và rất tốt cho hệ thống thần kinh.
- Điều hòa nồng độ cholesterol trong máu: Trong gạo lứt có chứa thành phần dầu tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của con người. Nhờ những chất béo lành mạnh đó mà nồng độ cholesterol trong máu mới được điều hòa ở mức ổn định. Đồng thời, gạo lứt còn hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol trong máu xuống mức an toàn. Nhờ vậy mà mảng bám động mạch được loại bỏ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Chống oxy hóa cho cơ thể: Gạo lứt có tác dụng hoàn hảo trong việc chống oxy hóa cho cơ thể. Nếu ăn cơm gạo lứt kết hợp với các loại rau, trái cây có công dụng chống oxy hóa thì hiệu quả chống oxy hóa sẽ được tăng lên gấp nhiều lần.
- Giàu chất xơ cho cơ thể: Chất xơ là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn, nhờ hàm lượng chất xơ mà cơ thể mới giảm nguy cơ bị ung thư đại tràng. Gạo lứt rất giàu chất xơ, nên việc bổ sung gạo lứt cũng hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về đại tràng
- Gạo lứt hỗ trợ giải phóng đường chậm: Theo như nghiên cứu, nếu cơ thể tiêu thụ nửa chén cơm gạo lứt mỗi ngày thì sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ bị tiểu đường tới 60%. Trong khi đó, người ăn gạo trắng mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường lên gấp nhiều lần.
- Gạo lứt hỗ trợ quá trình giảm cân: Hỗ trợ giảm cân là một trong những công dụng nổi bật nhất của gạo lứt. Lớp vỏ nguyên cám bên ngoài của gạo giàu chất xơ nên giúp chức năng của ruột hoạt động tốt hơn. Vậy nên ăn gạo lứt giúp tiêu háo dễ dàng hơn nhiều so với ăn gạo trắng thông thường. Bổ sung nửa chén cơm gạo lứt mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động có hiệu quả.
- Hỗ trợ điều trị nấm Candida: Đối với người bị nấm Candida, có thể bổ sung thêm gạo lứt vào khẩu phần ăn hàng ngày để loại bỏ nấm. Vì gạo lứt giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế sự phát triển nấm Candida trong hệ tiêu hóa.
- Những công dụng khác
+ Giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.
+ Ngăn ngừa táo bón, lợi tiểu, nhuận tràng.
+ Ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư ruột kết.
5. Những sai lầm khi sử dụng gạo lứt
Gạo lứt thật sự mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên muốn gạo lứt phát huy hết công dụng thì cũng cần biết cách sử dụng. Gạo lứt là gì thì đã biết, công dụng như thế nào bạn cũng đã rõ. Nhưng nếu sử dụng sai cách thì nó cũng sẽ chẳng mang lại hiệu quả như bạn vẫn mong muốn.
- Gạo lứt rất cứng nên khi ăn cần nhai kỹ, thấy gạo tiết ra nước thì mới nuốt, nếu nhai không kỹ sẽ khiến bụng bị chướng, khó tiêu.
- Đối với một người khỏe mạnh thì nên duy trì ăn gạo lứt 3 – 4 lần 1 tuần, mỗi lần 0.5 – 1 chén.
- Gạo lứt chỉ có tác dụng phòng bệnh chứ không có tác dụng chữa bệnh.
- Người có thể trạng yếu, gầy gò, phụ nữ mang thai, người cao tuổi…không nên ăn gạo lứt thường xuyên, vì nó có thể không cung cấp đủ dưỡng chất.
[…] tinh bột trắng và các món mặn có nhiều phụ gia – tuy nhiên bạn có thể ăn gạo lứt cũng […]