Từ lặp là gì? Phép lặp là gì? Ý nghĩa của chúng

0
1239
Từ lặp là gì? Phép lặp là gì?

Mục lục bài viết

1. Từ lặp nghĩa là gì?

Từ lặp hay “lặp từ” là lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã tồn tại ở câu trước đó, nhằm tạo ra tính liên kết giữa các câu với nhau. Có thể lặp lại 1 từ, 2 từ hoặc nhiều từ tùy vào mục đích của tác giả hoặc nội dung văn bản.

2. Một số ví dụ về từ lặp?

Ví dụ 1: Tiếng hát của các em lan trên các cánh đồng bay theo gió. Tiếng hát trong như những giọt sương trên bờ cỏ.

3. Phép lặp?

Là lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã tồn tại ở câu trước đó, nhằm tạo ra tính liên kết giữa các câu với nhau. Có thể lặp lại 1 từ, 2 từ hoặc nhiều từ tùy vào mục đích của tác giả hoặc nội dung văn bản.

Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng v. v…

4. Các loại phép lặp?

Các phương tiện dùng trong phép lặp là:

  • Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm.
  • Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ.
  • Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp.
1.1 Lặp ngữ âm

Lặp ngữ âm là hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp đều đặn các câu trong văn bản. Vai trò của lặp ngữ âm rất hiển nhiên trong thơ. Có trường hợp văn bản tồn tại chủ yếu bằng liên kết vần nhịp, không có liên kết ở mặt ý nghĩa. (vần được in thẳng)

Ví dụ:

Ðòn gánh / có mấu

Củ ấu / có sừng

Bánh chưng / có lá

Con cá / có vây        

Ông thầy / có sách

Ðào ngạch / có dao

Thợ rào / có búa…

(Ngoài lặp vần nhịp, ở đây cũng còn có hiện tượng lặp cú pháp “a có b”. Sự liên kết giữa những câu cụ thể với nhau thường được thực hiện cùng một lúc bằng nhiều phương tiện liên kết, và những phương tiện liên kết này có thể thuộc về những phép liên kết khác nhau. Khi chúng ta xem xét một phương tiện liên kết nào đó, hoặc một phép liên kết nào đó, là chúng ta tạm thời bỏ qua những  phương tiện liên kết khác có thể đang có mặt).

1.2  Lặp từ ngữ

Lặp từ ngữ nhắc lại những từ ngữ nhất định ở những phần không quá xa nhau trong văn bản nhằm tạo ra tính liên kết giữa những phần ấy với nhau.

Ví dụ (các từ ngữ lặp được in thẳng):

Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.

1.3 Lặp cú pháp

Lặp cú pháp là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp nào đó (có thể nguyên vẹn hoặc biến đổi chút ít) nhằm tạo ra tính liên kết ở những phần văn bản chứa chúng. Lặp những cấu tạo cú pháp đơn giản và ngắn gọn để gây hiệu quả và nhịp điệu, nhờ đó gia tăng được tính liên kết (X. ví dụ về bài đồng dao trên kia)

Ví dụ 1:

Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

Cấu tạo ngữ pháp ở 2 câu này là:

“Ðề ngữ – dạng câu đặc biệt ” (tạo sắc thái cảm thán)