Bảng tuần hoàn (tên đầy đủ là Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, còn được biết với tên Bảng tuần hoàn Mendeleev, là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành dạng bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng.
Các nguyên tố được biểu diễn theo trật tự số hiệu nguyên tử tăng dần, thường liệt kê cùng với ký hiệu hóa học trong mỗi ô. Dạng tiêu chuẩn của bảng gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng, với hai dòng kép nằm riêng nằm bên dưới cùng.
2. Bảng tuần hoàn nguyên tố hoá học?
3. Cấu tạo của bảng nguyên tố hoá học?
Bảng tuần hoàn hóa học là tập hợp các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, thành các hàng và cột bao gồm:
- Ô nguyên tố
- Chu kì
- Nhóm
– Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có cấu tạo gồm:
- Ô nguyên tố: cho biết số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tố, tên nguyên tố và nguyên tử khối trung bình,…
- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
- Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học giống nhau.
– Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
4. Phương pháp ghi nhớ bảng tuần hoàn hoá học?
Chắc hẳn các bạn đi học đều đã được đọc qua bài này: “Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu”. Đây là câu nói để ghi nhớ 16 nguyên tố hóa học trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. Dãy hoạt động hóa học của kim loại bao gồm: Na, F, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
* Học qua Bài vè:
Bài vè 1:
Kali (K), iốt (I), hiđro (H)
Natri (Na) với bạc (Ag), clo (Cl) một loài,
Là hóa trị một, bạn ơi nhớ đừng nhầm,
Nhóm nitrat (NO₃) cũng chỉ từng này thôi.
Magiê (Mg), kẽm (Zn) với oxi (O),
Canxi (Ca), đồng (Cu), thủy ngân (Hg) chớ sai,
Ba (Ba), chì (Pb), thiếc (Sn) không ngoại lai,
Hóa trị hai đó là điều ai cũng biết.
Bác nhôm (Al) hóa trị ba bạn nhé,
Cacbon (C), silic (Si) này hóa trị bốn chớ quên,
Sắt (Fe) ta cũng thật hay,
Hai với ba, sắt là đây chớ lầm.
Nitơ (N) rắc rối nhất trần đời,
Khi thì một, ba, năm chứ mấy ai ngờ,
Lưu huỳnh (S) lắm khi thật khó nhớ,
Lúc thì hai, bốn hoặc là sáu thôi.
Phốt pho (P) hóa trị ba và năm,
Các bạn ơi hãy nhớ thật kỹ càng,
Nhóm sunfat (SO₄), cacbonat (CO₃),
Hóa trị hai chẳng hề sai chút nào.
Bài vè 2:
Kali (K), bạc (Ag), natri (Na)
Chỉ một thôi bạn nhớ ghi cho lòng,
Hydro (H), clo (Cl), brom (Br) còn,
Là hóa trị một, ghi lòng chớ quên.
Magiê (Mg), kẽm (Zn), thủy ngân (Hg) hai,
Oxi (O), đồng (Cu), canxi (Ca) chẳng sai,
Ba (Ba), chì (Pb), thiếc (Sn) hóa trị hai,
Nhóm sunfat (SO₄), hãy mau nhớ ghi.
Nhôm (Al) thì hóa trị ba này,
Sắt (Fe) lắm lúc hơi phiền hai, ba,
Cacbon (C), silic (Si) thì bốn cả nhà,
Nhớ ghi trong trí để mà học lâu.
Nitơ (N) hóa trị ba và năm,
Nhớ thật kỹ bạn chẳng nhầm chút đâu,
Phốt pho (P) năm, đôi lúc là ba,
Lưu huỳnh (S) lắm khi hai, bốn và sáu.
>> Hóa trị là gì? Hóa trị là gì lớp 8?
4. Cuối cùng?
Trên đây là bài viết của mình về “Bảng nguyên tố hoá học đầy đủ và chi tiết?” chúc các bạn có các kiến thức thú vị.