Bão hòa trong hóa học là gì?

1
1133
Bão hòa trong hóa học là gì?

Ở bài viết này mình sẽ chỉ cho các bạn cách để tìm hiểu “Bão hòa trong hóa học”.

1.Tìm hiểu bão hòa trong hóa học là gì?

Một dung dịch bão hòa là dung dịch hóa học chứa nồng độ tối đa của chất tan hòa tan trong dung môi. Nó được coi là trạng thái cân bằng động trong đó tốc độ hòa tan dung môi và tốc độ kết tinh lại bằng nhau (J., 2014).

Chất tan bổ sung sẽ không hòa tan trong dung dịch bão hòa và sẽ xuất hiện ở pha khác, cho dù đó là kết tủa nếu nó ở dạng rắn trong chất lỏng hoặc sủi bọt nếu là chất khí trong chất lỏng (Anne Marie Helmenstine, 2016).

2. Giải pháp quá bão hòa là gì?

Định nghĩa của dung dịch siêu bão hòa là một dung dịch chứa nhiều chất tan hòa tan hơn bình thường sẽ được hòa tan trong dung môi. Điều này thường được thực hiện bằng cách tăng nhiệt độ của dung dịch.

>>   Chu pa pi mô nha nhố nghĩa là gì?

Một sự thay đổi nhỏ của dung dịch hoặc giới thiệu “hạt giống” hoặc tinh thể chất tan nhỏ sẽ buộc sự kết tinh của chất tan dư. Nếu không có điểm tạo mầm cho sự hình thành tinh thể, chất tan dư có thể tồn tại trong dung dịch.

Một dạng siêu bão hòa khác có thể xảy ra khi dung dịch bão hòa được làm lạnh cẩn thận. Sự thay đổi điều kiện này có nghĩa là nồng độ thực sự lớn hơn điểm bão hòa, dung dịch đã quá bão hòa.

Điều này có thể được sử dụng trong quá trình kết tinh lại để tinh chế hóa chất: nó hòa tan đến điểm bão hòa trong dung môi nóng, sau đó khi dung môi nguội đi và độ hòa tan giảm, chất tan kết tủa dư.

Các tạp chất, hiện diện ở nồng độ thấp hơn nhiều, không bão hòa dung môi và do đó vẫn hòa tan trong chất lỏng.

3. Bài tập về bão hòa trong SGK Hóa

Giải bài tập 1 trang 138 SGK hóa học 8: Thế nào là dung dịch, dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa? Hãy dẫn ra những thí dụ để minh họa.

Hướng dẫn giải

a) Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

b) Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

Thí dụ: Cho dần dần và liên tục muôi ăn vào cốc nước, khuấy đều, nhẹ.

>>   "Là gì" dịch sang tiếng anh

Nhận xét:

– Ở giai đoạn đầu ta được dung dịch muối ăn, vẫn có thế hòa tan thêm muối ăn.

– Ở giai đoạn sau ta được dung dịch muối ăn không thế hòa tan thêm muối ăn. Ta có dung dịch muối ăn bão hòa (lọc qua giấy lọc, có những tinh thể không tan).

Giải bài tập 2 trang 138 SGK hóa học 8: Em hãy mô tả những thí nghiệm để chứng minh rằng muốn hòa tan nhanh một chất rắn trong nước ta có thể chọn những biện pháp: nghiền nhỏ chất rắn, đun nóng, khuấy dung dịch.

Hướng dẫn giải

– Cho cùng một lượng muối mỏ (tinh thể rất nhỏ) và muối hột hòa tan vào 2 cốc có cùng một thể tích nước và khuấy đều như nhau, ta nhận thấy muối mỏ tan nhanh hơn muối hột.

– Cho một khôi lượng đường như nhau vào 2 cốc thủy tinh có cùng thể tích nước. Một cốc đế nhiệt độ phòng, một cốc đun nóng. Ta thấy cốc đun nóng đường tan nhanh hơn cốc đường không đun.

Giải bài tập 3 trang 138 SGK hóa học 8: Em hãy mô tả cách tiến hành những thí nghiệm sau:

a) Chuyển đổi từ một dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão hòa (ở nhiệt độ phòng).

b) Chuyển đổi từ một dung dịch NaCl chưa bão hòa thành một dung dịch bão hòa (ở nhiệt độ phòng).

Hướng dẫn giải

a) Thêm nước (ở nhiệt độ phòng) vào dung dịch NaCl bão hòa, được dung dịch chưa bão hòa.

>>   l là gì trong hóa học? Tìm hiểu về l

b) Thêm NaCl vào dung dịch chưa bão hòa, khuấy tới khi dung dịch không hòa tan thêm được NaCl. Lọc qua giấy lọc. Nước lọc là dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng.

Giải bài tập 4 trang 138 SGK hóa học 8: Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20°C), 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường; 3,59 gam muối ăn.

a) Em hãy dẫn ra những thí dụ về khối lượng của dường, muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước.

b) Em có nhận xét gì nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước; 3,50 gam muối ăn vào 10 gam nước (nhiệt độ phòng thí nghiệm)?

Hướng dẫn giải

a) Hòa tan một khối lượng đường nhỏ hơn 20g trong 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, được dung dịch NaCl chưa bão hòa.

Hòa tan một khối lượng muối ăn nhỏ hơn 3,59g trong 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, được dung dịch NaCl chưa bão hòa.

b) Khuấy 25g đường vào 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, được dung dịch đường bão hòa còn lại 5g đường (25 – 20) không tan dưới đáy cốc!

Nếu khuấy 3,50g NaCl vào 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm thì toàn bộ lượng muối sẽ tan hết, được dung dịch NaCl chưa bão hòa.

Giải bài tập 5 trang 138 SGK hóa học 8: Trộn 1ml rượu etylic (cồn) với 10ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng:

a) Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.

b) Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic.

c) Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.

d) Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.

Hướng dẫn giải

Rượu etylic tan vô hạn trong nước hoặc có thế’ nói nước tan vô hạn trong rượu etylic. Theo đề bài cho V rượu etylic (lml) ít hơn V nước (lOml) nên câu a diễn đạt đúng.

Giải bài tập 6 trang 138 SGK hóa học 8: Hãy chọn câu trả lời nào là đúng nhất:

Dung dịch là hỗn hợp:

a) của chất rắn trong chất lỏng.

b) của chất khí trong chất lỏng.

c) đồng nhất của chất rắn và dung môi.

d) đồng nhất của dung môi và chất tan.

e) đồng nhất của các chất rắn, lỏng và khí trong dung môi.

Hướng dẫn giải

Câu trả lời đúng nhất: d

1 COMMENT

Comments are closed.