Nước bọt trong hóa học là gì? Công thức trong hóa học của nước bọt?

0
2018
Nước bọt trong hóa học là gì? Công thức trong hóa học của nước bọt?

Mục lục bài viết

1. Nước bọt là gì?

Nước bọt hay còn gọi là nước dãi, nước miếng là một hỗn hợp dịch nhầy, màu sắc trong, phần bọt được tiết ra từ tuyến nước bọt trong miệng sẽ có nhiều công dụng khác nhau.

Thành phần enzyme ptyalin của nước bọt có tác dụng tốt cho tiêu hóa. Bên cạnh đó nước bọt còn có chứa muramidase có khả năng diệt khuẩn, phòng ngừa nhiễm trùng ở vùng miệng hiệu quả.

Các thành phần chủ yếu trong nước bọt:
Thành phần vô cơ:

Thành phần cao nhất và nhiều nhất trong nước bọt là nước (khoảng 99%), tiếp theo là các ion H 2 PO 4 – , F – , Na + , Cl – Ca 2+ , K + , HCO 3 – , I – , Mg 2+ , thiocyanat.

Thành phần hữu cơ:

Nước bọt bao gồm một số lượng lớn các hợp chất hữu cơ như: glucose, cholesterol, urê, axit uric, axit béo, mono–, di– và triglyceride, phosphor và lipid trung tính, hormone steroid, glycolipid, axit amin, amoniac và protein hỗ trợ bảo vệ các mô khoang miệng, bao gồm mucin, amylase, agglutinin, glycoprotein, lysozyme, peroxidases, lactoferrin và IgA tiết. Nó cũng bao gồm các yếu tố không miễn dịch bao gồm cystatins, mucin G1 và G2, lactoferrin, lysozyme, defensins, myeloperoxidase và histatins,

2. Một số điều cần biết về Enzyme trong nước bọt?

Câu 1: Enzim trong nước bọt có tên là gì?

>> Enzim trong nước bọt có tên là amilaza.

Câu 2: Enzim trong nước bọt có tác dụng gì với tinh bột?

>> Enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi một phần tinh bột thành đường đôi mantôzơ.

Câu 3: Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH và nhiệt độ nào?

>> Enzim trong nước bọt hoạt động tốt trong điều kiện pH = 7,2 và nhiệt độ t0=370C

3. Cơ chế tác động của enzim

Tại trung tâm hoạt động, enzim liên kết với cơ chất -> phức hợp enzim cơ chất -> enzim tương tác với cơ chất -> sản phẩm. Liên kết enzim cơ chất là liên kết mang tính đặc thù, mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng. Ví dụ như Amilaza có thể phân giải tinh bột thành mantozơ nhưng không thể phân giải được xelulozơ.

4. Vai trò Enzyme trong nước bọt?

  • Biến đổi lý học: enzim được kích thích tiết ra nhiều giúp đảo lộn thức ăn, làm mềm, bão hòa nhuyễn thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên dễ tiêu hóa
  • Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim trong nước bọt giúp biến đổi một phần tinh bột thành đường mantôza; điều này lý giải tại sao chúng ta nhai cơm lâu sẽ có vị ngọt

5. Kết luận:

Như vậy là mình đã giới thiệu kiến thức chi tiết về: “Nước bọt trong hóa học là gì? Công thức trong hóa học của nước bọt?” chúc các bạn có những kiến thức thú vị