Ví dụ cho các bạn dễ hiểu: Đơn vị hoạt động của enzyme cellulase thương mại là hoạt động: 65000-69000 u/ml là có ý nghĩa là gì?
Trả lời: Đơn vị enzyme U là lượng enzyme chuyển hóa 1 micro mole cơ chất trong một phút, ở điều kiện 25 độ C, với pH và nồng độ cơ chất ở mức sao cho tỷ lệ chuyển đổi là cực đại.
1. Hoạt lực enzyme là gì?
Đơn vị enzyme quốc tế (UI) là lượng enzyme có khả năng xúc tác làm chuyển hóa được một micromol cơ chất sau một phút ở điều kiện tiêu chuẩn.
1 UI = 1µmol cơ chất (10-6mol)/phút.
– Katal (Kat) là lượng enzyme có khả năng xúc tác làm chuyển hóa được 1 mo
– Hoạt độ riêng của một chế phẩm enzyme là số đơn vị UI (hoặc số đơn vị Katal) ứng với 1ml dung dịch (nếu là dịch) hoặc một miligam protein (nếu là bột khô) của chế phẩm.
Ví dụ:
- Một dung dịch enzyme chứa 10 UI (hoặc 166,7 Kat) trong 1 ml.
- Hoặc một bột enzyme chứa 10UI (hoặc 166,7 Kat) trong 1 mg protein.
Nếu chế phẩm enzyme đã tinh sạch, hoạt độ được biểu thị bằng số UI (hoặc Kat) trên 1mg enzyme. Khi đã biết khối lượng phân tử của enzyme thì có thể tính hoạt độ riêng phân tử.
– Hoạt độ riêng phân tử: là số phân tử cơ chất được chuyển hóa bởi một phân tử enzyme trong một đơn vị thời gian.
Khi xác định hoạt độ enzyme cần chú ý một số điểm sau:
- Nồng độ cơ chất trong phản ứng phải ở trong một giới hạn thích hợp đủ thừa để bão hòa enzyme nhưng không quá cao để đến mức kìm hãm enzyme.
- Với những enzyme cần có những chất hoạt hóa hoặc chất làm bền thì phải cho các chất này vào enzyme trước khi cho cơ chất vào hỗn hợp phản ứng.
- Xác định hoạt độ cần tiến hành ở pH thích hợp và cố định. Nhưng cần chú ý là pH thích hợp có thể thay đổi khá nhiều tùy thuộc vào cơ chất và thành phần dung dịch đệm, lực ion của dung dịch đệm.
- Nhiệt độ dùng để xác định hoạt độ phải thấp hơn nhiệt độ tối ưu của enzyme để đề phòng tác dụng kìm hãm enzyme do nhiệt độ cao.
- Thời gian xác định hoạt độ thường từ 5 đến 30 phút. Trong một số trường hợp có thể kéo dài 24 giờ nếu hoạt độ của enzyme quá thấp. Trong trường hợp đó cần cho thêm vào dung dịch các chất diệt vi sinh vật và tránh dùng những dung dịch đệm thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật.
2. Cơ chế hoạt động của enzyme trong cơ thể?
Ngày nay, enzyme đang được biết tới như là chìa khóa quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Các enzyme cần thiết cho việc duy trì sự sống hàng ngày được hình thành ngay trong tế bào của cơ thể sống. Các nhà khoa học đã và đang tiến hành rất nhiều nghiên cứu để tìm hiểu về Enzyme nhưng vẫn còn nhiều điều chưa thể giải đáp. Chỉ biết rằng, bản thân sinh vật luôn tự sản sinh ra rất nhiều enzyme để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, nhưng đến nay người ta vẫn chưa giải thích được cơ chế hình thành enzyme trong các tế bào.
Cơ thể con người chúng ta có hơn 5.000 loại enzyme, chúng mang đến 25.000 tác dụng khác nhau. Mọi hoạt động trong cơ thể như tiêu hóa, hấp thụ, thậm chí ngay các cử động chân tay hay suy nghĩ cũng đều được điều khiển bởi enzyme.
Về cơ bản, cơ chế hoạt động của Enzyme trong cơ thể được thể hiện qua công thức sau:
E + S → ES → P + E
Trong công thức này: E là Enzyme – Đóng vai trò là chất xúc tác; S là cơ chất (Substrate) – Các hoạt chất chịu tác động của Enzyme, ES là phức hợp Enzyme – Cơ chất, P là sản phẩm (Product).