Nghĩa đen là gì? Nghĩa bóng là gì?

0
1163
Nghĩa đen là gì? Nghĩa bóng là gì?

Ai từng học văn chắc cũng đã từng biết tới định nghĩa của từ: Nghĩa đen , nghĩa bóng,….

Chắc chắn cô giáo dạy văn chúng ta đã nói rất nhiều tới các hàm ý ẩn của các từ ngữ, đoạn văn. Và sau này trong cuộc sống chúng ta cũng gặp nghĩa đen, nghĩa bóng trong cuộc sống. Vậy chúng thật sự có ý nghĩa gì- hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Nghĩa đen là gì?

Nghĩa đen là nghĩa đơn thuần được thể hiện qua 1 từ, 1 câu nào đó. Hay nói cách khác, đây là nghĩa ban đầu, nghĩa chính mà từ, câu đó thể hiện.

Có thể coi nghĩa đen là nghĩa gốc của từ hoặc câu nào đó. Thông thường, người ta để ý trước tiên đến nghĩa gốc, sau đó mới suy ngẫm về nghĩa bóng sâu xa ẩn sau.

2. Nghĩa bóng là gì?

Bên cạnh nghĩa đen thì cùng một từ của nghĩa đen chúng ta có thể suy ra nghĩa khác (nghĩa được ẩn sau) trên cơ sở logic, thì gọi đó là nghĩa bóng. Thông thường, muốn tìm ra nghĩa bóng, chúng ta phải đặt từ hoặc câu vào trong hoàn cảnh cụ thể. Với cùng 1 từ, nhưng khi được kết hợp và đặt trong các hoàn cảnh khác nhau, chúng ta cũng sẽ hiểu được theo những lớp nghĩa khác nhau.

3. Ví dụ về nghĩa đen và nghĩa bóng?

Ví dụ 1: Dễ hiểu nhất nghĩa đen và nghĩa bóng:

Đây là nghĩa đen
Đây là nghĩa bóng

>>> Come up with nghĩa là gì?

Ví dụ 2: Câu ca dao tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

 

– Nghĩa đen của câu này: Ăn là hành động của miệng, trồng là hành động gieo hạt, hoặc cắm cây để cây đó sinh sôi, phát triển; “quả” là kết quả sau cùng của chu kỳ sinh trưởng của cây. Khi ăn những quả cuối cùng đó ta phải nhớ đến người đã trồng ra cây.

– Nghĩa bóng: Hành động “ăn” là hưởng thụ; “quả” là thành quả. Cả câu có nghĩa bóng là khi chúng ta hưởng thụ thành quả phải luôn biết ghi nhớ và biết ơn đến những người đã làm ra cái thành quả đó.

4. Phân biệt giữa nghĩa đen và nghĩa bóng?

Xác định nghĩa đen dựa trên nghĩa đơn thuần của từ ngữ

Khi đọc vào 1 câu nào đó, nếu chỉ dựa trên nghĩa của từng chữ ghép lại, thì bạn sẽ hiểu được lớp nghĩa đen (nghĩa gốc)

Chẳng hạn, ca dao, tục ngữ thường xuất hiện hiện tượng đa lớp nghĩa. Lớp nghĩa đầu tiên là nghĩa nổi trên bề mặt câu chữ. Đối với câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, thì nghĩa đen là khi ăn quả, hãy nhớ tới công sức của người gieo hạt, trồng ra cây đó.

Đặt câu nói vào hoàn cảnh nhất định để xác định nghĩa bóng

Nghĩa bóng được xác định khi chúng ta suy luận, đặt nghĩa đen vào hoàn cảnh nhất định.

Nếu xét nghĩa bóng của câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, chúng ta có thể hiểu được “Ăn” là hưởng thụ; “quả” là thành quả. Như vậy, nghĩa bóng của câu là khi chúng ta hưởng thụ thành quả, phải biết ghi nhớ, biết ơn đến những người đã làm ra thành quả đó.

Nghĩa đen, nghĩa bóng là gì là vấn đề quan trọng mà chúng ta cần phải biết. Bởi lẽ, rất nhiều câu nói được diễn đạt trong tiếng Việt không chỉ có nghĩa đen đơn thuần, mà còn có nghĩa bóng ẩn sâu. Do đó, để hiểu trọn vẹn ý nghĩa của những câu nói, ca dao, tục ngữ,… trong tiếng Việt, hãy hiểu rõ nghĩa đen và nghĩa bóng tương ứng nhé.