PR là viết tắt của từ gì?

0
1078
PR là viết tắt của từ gì?

Trên một số diễn đàn hiện nay, bạn có thể để ý rằng cụm từ “pr” được nhắc đến khá nhiều. Hoặc trên các quán cà phê gặp các em xinh tươi, váy ngắn đi bán thuốc lá, bia,…. mặc đồng phục, mọi người hay gọi đó là PR. Vậy dốt cuộc PR là gì?

1. PR nghĩa là gì?

PR là viết tắt của từ gì?

PR” cũng là một cụm từ được lấy từ tiếng anh ra với đầy đủ là Public Relations, tạm dịch sang tiếng Việt chúng ta là quan hệ công chúng. “PR” là từ ám chỉ một cá nhân, tổ chức nào đó chủ động giao tiếp với cộng đồng qua nhiều hình thức nhằm đẩy cao, xây dựng được hình ảnh, thương hiệu riêng của mình.

Như vậy chúng ta có thể hiểu pr là một hình thức quảng cáo nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm tới nhiều người biết hơn. Và trong các sự kiện lớn PR đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đóng vai trò thành công rất lớn của một dịch vụ nào đó.

2. Công việc của PR là làm gì?

Một PR “pro” hoàn toàn có thể làm được những công việc như sau:

  •  Phối hợp tổ chức các chiến dịch truyền thông, quảng cáo.
  •  Tham gia tổ chức sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài công ty.
  •  Lập kế hoạch và triển khai thực hiện quảng bá hình ảnh của công ty.
  •  Duy trì và xây dựng các mối quan hệ với giới truyền thông.
  •  Khảo sát và nghiên cứu thị trường, phân tích thông tin, đưa ra các cơ hội/chiến lược phát triển cho sản phẩm.
  •  Đề xuất triển khai chiến lược Marketing đạt hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn tuyển sinh.
  •  Lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược Marketing cho từng giai đoạn phát triển của công ty.
  •  Quản lý giám sát các hình thức quảng cáo.
  •  Thu nhập thông tin phản hồi từ khách hàng.
  •  Lập báo cáo tuần về kết quả công việc.
  •  Phụ trách viết bài PR, thông cáo báo chí, phát triển nội dung website.
  •  Hỗ trợ trưởng phòng Marketing trong các chiến dịch marketing: phát triển các kế hoạch truyền thông, gửi và sát sao việc thông cáo báo chí, đặt và đăng bài báo chí, phản hồi lại các liên hệ từ các cơ quan truyền thông.
  •  Hỗ trợ trưởng phòng Marketing đánh giá các hoạt động truyền thông như: quản trị các bài đăng truyền thông và nội dung website, đánh giá mức phủ sóng của tưng dự án truyền thông.
  •  Tham vấn và đóng góp ý tưởng để cải thiện hoạt động truyền thông cũng như website,hỗ trợ xây dựng thương hiệu.
  •  Nghiên cứu thị trường, dự trù kinh phí các hoạt động liên quan đến truyền thông, quảng cáo hàng tháng/chiến dịch dài hạn.
  •  Xây dựng và duy trì mối quan hệ báo chí.
  •  Góp phần tổ chức và tham gia các hoạt động sự kiện Marketing.

Nhưng đó mới chỉ là chung chung còn nếu nhìn riêng theo góc PR khác. Đó là PR inhousePR quản lý thì đó mới là chuẩn xác.

* Công việc của một PR inhouse?:

  • Đọc báo ngành và các trang tin tức xã hội liên quan
  • Đọc trang tin chính thức của cơ quan quản lý nhà nước về ngành
  • Đọc website và facebook đối thủ
  • Đọc Gooole Alerts các keywords mà liên quan đến ngành (bạn phải tự set trước đó)
  • Đọc blog/Facebook của các chuyên gia trong ngành để có thêm hiểu biết và góc nhìn cho các vấn đề nổi cộm
  • Đọc báo cáo công việc của các bộ phận, xác định thông tin và viết tin tức ghi chép lưu trữ
  • Gửi thông tin mới quan trọng mà có thể các đơn vị báo chí quan tâm tới list phóng viên thân thuộc của doanh nghiệp (Nếu doanh nghiệp bạn chưa từng có chính sách mở cửa thông tin đối với các cơ quan báo chí thì bạn có thể bắt đầu bằng việc đề xuất 1 kế hoạch tổ chức gặp gỡ và trao đổi thông tin với các đơn vị báo chí trong thời gian gần.)
  • Đi xuống làm quen với đầu mối thông tin ở các các bộ phận và chụp ảnh, ghi chép tin làm tư liệu
  • Đặt lịch đăng bài cho Website và Facebook công ty (Intranet, các site khác blablo)
  • Viết bài cho báo nội bộ theo kế hoạch
  • Chuẩn bị các hạng mục cho sự kiện nội bộ sắp tới
  • Làm kế hoạch và báo cáo

* Công việc của một PR quản lý:

  • Quản lý các đầu việc của nhân sự cấp dưới theo kế hoạch
  • Quản lý mức độ hoàn thành các công việc cam kết của nhân sự
  • Quản lý và ra quyết định điều chỉnh các hoạt động thông tin để đảm bảo mục đích truyền thông
  • Quản lý và đánh giá budget chi cho PR, MKT có mang lại hiệu quả
  • Khuyến khích nhân sự sáng tạo ra các “combo” quản lý thông tin hiệu quả hơn
  • Đo lường hiệu quả công việc của nhân sự và nỗ lực làm mới bộ phận
  • Quản lý các mong muốn của sếp và Tư vấn cho sếp để xếp hạng ưu tiên các công việc
  • Kiểm duyệt đầu ra các ấn phẩm thông tin của đơn vị
  • Quản lý sức ì của bản thân để mọi việc chạy thật nhanh, đúng hạn và không bỏ lỡ các thời cơ thông tin quý giá
  • Lâu lâu ngẫu nhiên kiểm tra một cách thật tự do xem tổng thể thông tin và hình ảnh của tổ chức mình trên các kênh thường thấy đang ở tình trạng nào? Lướt qua các trang đối thủ và các hãng lớn lên trên thế giới xem họ có gì để mình học hỏi không?
  • Tham gia vào các diễn đàn uy tín về nghề nghiệp để liên tục cập nhật về xu hướng truyền thông và trở thành một mắt xích quan trọng hỗ trợ mạng lưới về thông tin khi có điều kiện.

OK như vậy là các bạn đã biết được các công việc cụ thể của nghề PR phải không? Từ cấp độ inhouse đến quản lý,…. Nghề PR kiếm cũng được rất khá chứ chưa nói đến việc kiếm được rất nhiều nếu bạn nổi tiếng nữa. Tuy nhiên nghề pr cũng kén người và có tuổi thọ khá ngắn so với các ngành nghề khác.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here