Tiền tệ là gì công dân 11?

1
1091
Tiền tệ là gì công dân 11?

Mục lục bài viết

1. Bài 4 trang 26 GDCD 11:

Trình bày nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ.

Trả lời:

– Nguồn gốc: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa. Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp đến cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ:

+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị: Xuất hiện khi xã hội Công xã nguyên thủy tan rã, sự trao đổi mang tính ngẫu nhiên, chưa cố định.

+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: Khi sản xuất hàng hóa phát triển hơn, số lượng hàng hóa được đem ra trao đổi nhiều hơn, một hàng hóa có thể trao đổi được với nhiều hàng hóa khác.

+ Hình thái giá trị chung: Khi sản xuất hàng hóa phát triển và trao đổi trở nên thường xuyên hơn, thì yêu cầu có một hàng hóa tách ra làm vật ngang giá chung.

+ Hình thái tiền tệ: Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất. Ban đầu, vật ngang giá chung cố định là vàng và bạc, hình thái tiền tệ của giá trị xuất hiện. Nhưng vàng có ưu thế hơn bạc nên cuối cùng hình thái tiền tệ được cố định ở vàng.

– Bản chất của tiền tệ: Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt vì tiền tệ là hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng.

Bài 5 trang 26 GDCD 11: Phân tích các chức năng của tiền tệ. Em đã vận dụng được những chức năng nào của tiền tệ trong đời sống?

Trả lời:

Chức năng của tiền tệ:

– Thước đo giá trị: Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa.

– Phương tiện lưu thông: Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: H – T – H. Trong đó H –T là quá trình bán, T – H là quá trình mua.

– Phương tiện cất trữ: được thể hiện khi tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại để khi cần thì đem ra mua hàng. Để làm được chức năng phương tiện cất trữ thì tiền phải đủ giá trị, tức là tiền đúc bằng vàng hoặc những của cải bằng vàng.

– Phương tiện thanh toán: Tiền tệ được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán như: trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế,…

– Chức năng tiền tệ thế giới: Tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ nước này sang nước khác, nên đó phải là tiền vàng hoặc tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế. Việc trao đổi tiền của nước này theo tiền của nước khác được tiến hành theo tỉ giá hối đoái. Tỉ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền nước khác.

* Em đã vận dụng được những chức năng của tiền tệ như:

– Dùng tiền đi mua hàng hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình hàng ngày.

– Khi có tiền nhưng chưa dùng đến, em mang cất đi bằng cách bỏ lợn tiết kiệm.

Bài 6 trang 27 GDCD 11: Trình bày nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ. Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống?

Trả lời:

Nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ:

– Quy luật lưu thông tiền tệ là xác định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định. Nó được tính theo công thức:

M = P x Q/V

Trong đó:

+ M: số lượng tiền cần thiết cho lưu thông

+ P: Mức giá cả

+ Q: Số lượng hàng hóa đem ra lưu thông

+ V: Số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.

Khi lạm phát xảy ra thì giá cả của hàng hóa tăng, sức mua của tiền tệ giảm, đời sống của nhân dân lao động gặp khó khăn, các công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước kém hiệu quả.

Ok, vậy là bạn đã hiểu được “tiền tệ là gì tại sách giáo khoa công dân 11” rồi nhé. Chúc các bạn thành công với những kiến thức mình vừa chia sẻ.

 

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here