Định nghĩa về triết học?

0
609
Định nghĩa về triết học?

Mục lục bài viết

1. “Định nghĩa về triết học” cần biết?

Ngành triết học là một bộ môn nghiên cứu về các vấn đề chung, cơ bản về con người – thế giới quan cũng như vị trí của con người ở trong thế giới quan. Những vấn đề đó có kết nối lại với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ngôn ngữ.

Thuật ngữ Triết học được đặt ra bởi Pythagoras of Samos – một triết gia Hy Lạp đầu tiên được biết đến với việc sáng lập phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagoras.

2. Triết học ra đời từ khi nào?

Về nguồn gốc, triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN, tại các quốc gia văn minh cổ đại như: Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc.

  • Ở Ấn Độ: Triết học Ấn độ cổ đại có tên gọi là “darshana”, có nghĩa là “chiêm ngưỡng”. Được hiểu là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải, thấu đạt được chân lý về vũ trụ và nhân sinh.
  • Ở Trung Quốc: Triết học hướng đến các vấn đề chính trị – xã hội nên được xem là  sự truy tìm bản chất, thấu hiểu căn nguyên sự việc.
  • Ở Hy Lạp: Triết học hướng về con người và khoa học tự nhiên, hay còn gọi là “triết học tự nhiên”. Đây được xem như “người mẹ” của các khoa học, triết học ở Hy Lạp còn được gọi là “philosophia” – “tình yêu đối với sự thông thái”

3. Nội dung của triết học?

Triết học giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan với nhau – bao gồm các vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. Nhưng phổ biến nhất đó là về 2 mặt:

  • Mặt thứ nhất: Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định đến cái nào?
  • Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức thế giới xung quanh mình hay không?

4.Vai trò của Triết học

  • Thế giới quan: Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vai trò của con người trong thế giới. Nó đóng vai trò là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người. Từ thế giới quan đúng đắn, con người sẽ có khả năng nhận thức, quan sát, nhìn nhận mọi vấn đề trong thế giới xung quanh. Từ đó giúp con người định hướng thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình.
  • Phương pháp luận: Phương pháp luận (lý luận về phương pháp) là hệ thống những quan điểm chung nhất đóng vai trò xây dựng, lựa chọn vận dụng các phương pháp. Phương pháp luận chia thành nhiều cấp độ: phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất (phương pháp luận triết học). Phương pháp luận triết học đóng vai trò chỉ đạo, định hướng trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn và vận dụng các phương pháp hợp lý, có hiệu quả tối đa để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn.