Hoán dụ là gì? Các kiểu hoán dụ bạn nên biết?

0
250
Hoán dụ là gì? Các kiểu hoán dụ bạn nên biết?

Trong bài trước mình đã thông tin cho các bạn về phương pháp “ẩn dụ” – ở bài viết này mình sẽ lại update cho mọi người một kiến thức tương tự nhưng đó lại là “Hoán dụ”.

1. Hoán dụ là gì?

Trong lớp 6 hoán dụ được định nghĩa là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

2. Các kiểu hoán dụ thường gặp?

– Hoán dụ gồm có 4 kiểu thường gặp: Thứ nhất là: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

Ví dụ:

  • Một trái tim lớn lao đã già từ cuộc đời
  • Một khối óc lớn đã ngừng sống.

Hình ảnh hoán dụ ở đây là chỉ cả con người của Bác Hồ – vị lãnh tụ, cha già kính yêu của chúng ta.

Thứ 2 là: Lấy một vật chứa đựng để gọi 1 vật bị chứa đựng

Ví dụ:

  • Vì sao trái đất nặng ân tình
  • Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh

Hình ảnh hoán dụ ở đây đó là trái đất hoán dụ cho hình ảnh nhân loại.

Thứ 3 là: Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Ví dụ:

  • Sen tàn, cúc lại nở hoa
  • Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
>>   BLUEZONE là gì? - cách thức hoạt động của bluzone

Hình ảnh hoán dụ ở đây là sen tức chỉ mùa hạ, cúc tức chỉ mùa thu.

Thứ 4 là: Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Ví dụ:

  • Một cây làm chẳng nên non
  • Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.

Hoán dụ ở đây là chỉ ra sự đơn lẻ không đoàn kết, một là số lẻ ít và 3 là chỉ số lượng nhiều. Tức là một mình ta làm sẽ không bằng chúng ta đoàn kết lại cùng nhau làm.

3. ĐIểm khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ?

Hoán dụ và ẩn dụ đều là các hình thức diễn đạt hình tượng trong ngôn ngữ, nhưng chúng có điểm khác nhau:

  1. Hoán dụ (Metaphor):
    • Hoán dụ là sự so sánh trực tiếp giữa hai đối tượng hoặc khái niệm bằng cách sử dụng một từ hoặc cụm từ từ một ngữ cảnh để áp dụng lên ngữ cảnh khác một cách tượng trưng.
    • Hoán dụ thường tạo ra sự tương đồng tưởng tượng giữa hai đối tượng, và mối tương đồng này thường được hiển thị bằng cách sử dụng từ “là” hoặc “như.” Ví dụ: “Anh ấy là một ngôi sao sân khấu.”
  2. Ẩn dụ (Metonymy):
  • Ẩn dụ là một hình thức diễn đạt trong đó một từ hoặc cụm từ được sử dụng để đại diện cho một khái niệm hoặc đối tượng khác mà có mối quan hệ gần gũi hoặc liên quan đến ngữ cảnh.
  • Khác với hoán dụ, ẩn dụ không tạo ra sự tương đồng tưởng tượng giữa hai đối tượng. Thay vào đó, nó tập trung vào mối quan hệ hoặc liên kết giữa chúng. Ví dụ: “Nhà Trắng quyết định thay đổi chính sách.”
>>   Làm cách nào để chuyển đổi hình ảnh thành văn bản miễn phí?

Ví dụ để hiểu rõ hơn:

  • Hoán dụ: “Anh ấy là một con báo.” (So sánh trực tiếp giữa anh ấy và con báo để tạo ra một hình ảnh tượng trưng về sự dũng mãnh hoặc hung dữ.)
  • Ẩn dụ: “Tôi đã đọc toàn bộ cuốn sách.” (Ở đây, “cuốn sách” không đề cập trực tiếp đến nội dung bên trong, mà thay vào đó đại diện cho nội dung của nó.)