1, Muối là gì?
Trong hóa học, muối là một khái niệm chung dùng để chỉ một hợp chất được tạo bởi phản ứng trung hòa của axít (Trừ muối CsAu).- Muối là hợp chất khi tan trong nước điện li ra các cation kim loại hoặc cation NH4+ và anion gốc axit.
Ví dụ: KNO3→K++NO3−
2. Tính chất:
* Muối trung hòa
– Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit mạnh không bị thủy phân. Dung dịch thu được có môi trường trung tính ( pH = 7)
VD: NaNO3, KCl, Na2SO4,…
– Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit yếu bị thủy phân. Dung dịch thu được có môi trường bazơ ( pH > 7)
VD: Na2CO3, K2S…
– Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit mạnh bị thủy phân. Dung dịch thu được có môi trường axit ( pH < 7)
VD: NH4Cl, CuSO4, AlCl3…
– Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit yếu bị thủy phân ( cả hai bị thủy phân). Tùy thuộc vào độ thủy phân của hai ion mà dung dịch có pH = 7 hoặc pH > 7 hoặc pH < 7
VD: (NH4)2CO3, (NH4)2S…
* Muối axit
– Muối HSO4- có môi trường axit ( pH < 7) VD: NaHSO4…
– Muối HCO3-, HSO3-, HS- với cation bazơ mạnh có môi trường bazơ VD: NaHCO3,…