muối là môi trường gì?

0
2204

Mục lục bài viết

1, Muối là gì?

Trong hóa học, muối là một khái niệm chung dùng để chỉ một hợp chất được tạo bởi phản ứng trung hòa của axít (Trừ muối CsAu).- Muối là hợp chất khi tan trong nước điện li ra các cation kim loại hoặc cation NH4+ và anion gốc axit.

Ví dụ: KNO3→K++NO3−

2. Tính chất:

* Muối trung hòa
– Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit mạnh không bị thủy phân. Dung dịch thu được có môi trường trung tính ( pH = 7)
VD: NaNO3, KCl, Na2SO4,…
– Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit yếu bị thủy phân. Dung dịch thu được có môi trường bazơ ( pH > 7)
VD: Na2CO3, K2S…
– Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit mạnh bị thủy phân. Dung dịch thu được có môi trường axit ( pH < 7)
VD: NH4Cl, CuSO4, AlCl3…
– Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit yếu bị thủy phân ( cả hai bị thủy phân). Tùy thuộc vào độ thủy phân của hai ion mà dung dịch có pH = 7 hoặc pH > 7 hoặc pH < 7
VD: (NH4)2CO3, (NH4)2S…
* Muối axit
– Muối HSO4- có môi trường axit ( pH < 7) VD: NaHSO4…
– Muối HCO3-, HSO3-, HS- với cation bazơ mạnh có môi trường bazơ VD: NaHCO3,…

>>   2k trong toán học là gì?