Rượu trong hóa học là gì? Công thức hóa học của rượu

0
225
Rượu trong hóa học là gì? Công thức hóa học của rượu

Trong hóa học 9 chúng ta đã được học về rượu etylic –  và bài viết này mình sẽ ôn lại cho các bạn kiến thức về rượu và công thức hóa học của rượu nhé.

1. Rượu trong hóa học là gì?

“Rượu” là một nhóm chức chứa nhóm hydroxyl (-OH) được liên kết với một nguyên tử cacbon. Cụ thể, rượu là các hợp chất hữu cơ được kết hợp từ nhóm chức hydroxyl (-OH) và một phần còn lại của phân tử, thường là chuỗi cacbon.

2. Công thức hoá học của rượu:

– Công thức chung của rượu etylic: C2H6O
– Công thức hóa học của rượu etylic: C2H5OH
– Công thức phân tử của rượu etylic: CH3-CH2-OH
-Khối lượng phân tử của rượu etylic: M = 46
– Cấu tạo chi tiết gồm một nhóm etyl CH3-CH2- liên kết với một nhóm hidroxyl (-OH).Rượu trong hóa học là gì? Công thức hóa học của rượu

3. Công thức tính nồng độ rượu?

Rượu trong hóa học là gì? Công thức hóa học của rượu
Công thức tính nồng độ rượu?

Trong đó:

  • Đ(r) là kí hiệu của độ rượu
  • V(r) là kí hiệu của thể tích rượu
  • V(hh) là kí hiệu của thể tích hỗn hợp dung dịch rượu và nước

Ví dụ từ công thức trên, ta có thể tính được rượu 45 độ có nghĩa là trong 100ml hỗn hợp rượu và nước thì có 45ml rượu, 55ml nước ở mức độ tương đối.

4. Tính chất vật lý của rượu?Rượu trong hóa học là gì? Công thức hóa học của rượu

  • Điểm nóng chảy và sôi của ethanol (C2H5OH): Có nhiệt độ nóng chảy là 114.1°C, và nhiệt độ sôi: 78.37°C
  • Không dẫn điện trong trạng thái nguyên tử, nhưng dẫn điện khi được ion hóa trong dung dịch.
  • Ethanol có áp suất bay hơi ở 20°C: 44.6 mmHg
  • Dose LD50 (liều gây tử vong cho 50% loài thí nghiệm): khoảng 7.06 g/kg (dành cho chuột, qua đường uống).

5. Rượu có tác dụng như thế nào?

* Tác dụng của rượu:
  • Giảm căng thẳng: Rượu là một chất kích thích thần kinh và nó thường được sử dụng để làm giảm căng thẳng và tạo cảm giác thoải mái.
  • Thú vị: Rượu có thể tạo ra trạng thái phấn khích và giúp tăng cảm giác vui vẻ, sảng khoái trong các buổi tiệc tùng và giao tiếp.
  • Giảm nguy cơ bệnh tim mạch: Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu ra hàng ngày sử dụng rượu một cách có mức độ có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.
  • Giúp cải thiện đời sống tình dục: Nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ uống từ một đến 2 ly rượu vang đỏi mỗi ngày sẽ có nhiều ham muốn và hài lòng với đời sống tình dục hơn. Bởi uống rượu sẽ làm tăng nồng độ testosteron và giúp cho cả nam và nữ sẽ có nhiều hưng phấn khi quan hệ. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều rượu thì sẽ gây ảnh hưởng xấu  và có thể bị giảm ham muốn.
* Tác hại của rượu:
  • Gây nghiện: Rượu là chất gây nghiện. Việc sử dụng rượu lặp đi lặp lại và quá mức có thể dẫn đến sự phụ thuộc và nghiện rượu.
  • Tác động xấu đến sức khỏe: Việc nghiện rượu và lạm dụng nó quá mức sẽ gây ra các vấn đề về gan, thận, tim mạch, hệ thần kinh….
  • Gây tai nạn giao thông: Lái xe sau khi uống rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông, do rượu ảnh hưởng đến khả năng lái xe, tư duy và phản xạ.
  • Gây ra các vấn đề xã hội: Việc sử dụng rượu quá mức sẽ gây ra các vấn đề xã hội như bạo lực, hành vi xâm phạm và tội phạm.

6. Cách điều chế rượu?

Rượu trong hóa học là gì? Công thức hóa học của rượu

Phương pháp điều chế rượu phổ biến được áp dụng hiện nay là phương pháp lên men tinh bột. Phương trình lên men rượu:

Rượu trong hóa học là gì? Công thức hóa học của rượu

Quá trình lên men rượu trong các điều kiện cần để sản xuất rượu được gọi là ủ rượu. Nồng độ của rượu (độ rượu) trong sản phẩm rượu có thể tăng lên nhờ vào phương pháp chưng cất sau đó.

Trong công nghiệp, rượu còn có thể được điều chế bằng cách hydrat hóa etilen ở điều kiện 300 độ C, áp suất khoảng 70 atm và có chất xúc tác là axit.

Rượu trong hóa học là gì? Công thức hóa học của rượu

7. Kết luận:

Trên đây là bài viết của mình về: “Rượu trong hóa học là gì? Công thức hóa học của rượu” – Nếu có chỗ nào cần thêm thông tin bạn có thể để lại cmt phía bên dưới.