Theo wiki? Trọng âm ((stressed syllable)) là “Âm phải đọc mạnh, nhấn mạnh hơn những âm tiết khác trong cùng một từ.
1 . Quy tắc về trọng âm bạn cần biết?
Trọng âm trong tiếng việt cũng có những quy tắc nhất định?
a/ Trọng âm logic, trọng âm ngữ đoạn và chỗ ngừng:
* Trọng âm logic và trọng âm ngữ đoạn:
+ Có thể không có trọng âm ———> + khác nghĩa => trọng âm ngữ đoạn
———-> – khác nghĩa => trọng âm logic
– có thể không có trọng âm ———–> trọng âm ngữ đoạn
Ví dụ: Đôi chân/không/ nhúng xuống nước : trọng âm ngữ đoạn
Tôi đi Huế. vs. Tôi đi Huế: trọng âm logic.
* Trọng âm ngữ đoạn và chỗ ngừng:
-Không phải là một, mặc dù thông thường chỗ ngừng là chỗ có trọng âm ngữ đoạn.
-Không nhất thiết phải ngừng khi có trọng âm. Có khi có trọng âm mà không thể ngừng.
Vd: con ông cháu cha [0101]
cắt tóc cắt tai [0101]
làm tình làm tội [0101]
Quy tắc tổng quát:
-Âm tiết cuối ngữ đoạn có trọng âm
-Trường hợp từ câu bao giờ cũng có trọng âm (hô ngữ, ứng ngữ, thán từ)
-Hư từ (liên từ, giới từ, tiểu từ tình thái) không có khả năng có trọng âm, thực từ mới có khả năng đó.
Vd: Tôi lấy tiền cho (1) bạn. (cho = tặng, biếu)
Tôi lấy tiền cho (2) bạn. (cho = dùm, giúp)
I take (1) the money for (2) my friend.
c/ Quy tắc kết cấu gồm 2 thực từ:
–Đẳng lập: [11]: nhà cửa, chó mèo, sông núi, cha con…
–Chủ vị:
-Chủ từ là danh từ [11]: ngựa ăn, Lan về (ngôi 3)
-Chủ từ là đại từ [01]: nó ăn rồi, Lan về (ngôi 1, 2)
–Chính phụ:
1/ DANH TỪ + ĐỊNH NGỮ
–DT + định ngữ chỉ loại/ gọi tên: [01]: cá thu, anh Ba
–DT + Định ngữ chỉ sở hữu: [11]: nhà tôi, cha con, cây nhà lá vườn,…
–DT + định ngữ trực chỉ: [10]: chị ấy, anh ấy (à ảnh, chỉ)
2/ VỊ TỪ + BỔ NGỮ TRỰC TIẾP
–Vị từ + bổ ngữ bất định [01]: đọc sách, nuôi cá
–Vị từ + bổ ngữ xác định [11]: đọc sách (ấy làm gì), thấy Lan, gặp nó,…
Vd: đau bụng [11] – đau bụng [01]
đánh răng [01]
–Vị từ + bổ ngữ chỉ địa điểm (nguồn): [11] xuống ngựa
–Vị từ + bổ ngữ chỉ địa điểm (đích): [01] ra đồng
Vd: xuống thuyền [11] – xuống thuyền [01]
-Hiện tượng láy:
-Tăng nghĩa hoặc sắc thái hoá: [11]
Vd: người người, xe xiếc, thập thò, v.v.
nhạt nhẽo, nhạt nhoà, dễ dãi, dễ dàng, v.v.
-Giảm nghĩa: [01]
-Vd: vàng vàng, nho nhỏ