w trong vật lý là gì? Công thức tính w

1
452
w trong vật lý là gì? Công thức tính w

Khi còn học cấp 3 chắc hẳn các bạn cũng đã học về các kiến thức w trong vật lý lớp 12? Tuy nhiên thời gian mai một dần và một số câu hỏi trắc nghiệm cũng như tự luận bây giờ cũng hỏi về “w trong vật lý 12 là gì” nên kiến thức này chúng ta cần ôn lại.

1. w trong vật lý là gì?

W trong vậy lý được đọc là Watt hay còn gọi là oát (ký hiệu là W) là đơn vị đo công suất P trong hệ đo lường quốc tế, lấy theo tên của James Watt. Công suất cho biết sự thay đổi năng lượng ΔE trong 1 khoảng thời gian Δt. 1 Watt là sự thay đổi của năng lượng 1 Joule trong 1 giây.

Trong hệ thống đo lường quốc tế (SI), công suất được tính theo Oát, ký hiệu w trong vật lý.

Công suất (w) là một đại lượng đo lường năng lượng được chuyển đổi hoặc truyền tải theo công thức như sau:

P = A/t

Trong đó:

  • P : Công suất
  • A : Công thực hiện được (công cơ học)
  • t : Thời gian thực hiện công đó.

2. Đơn vị của công suất:

Đơn vị của công suất là Jun/giây (J/s) được gọi là oát, ký hiệu là W.

  • 1W = 1J/s (Jun trên giây).
  • 1kW (kilôoát) = 1000W.
  • 1MW  (mêgaoát) = 1000000W.

3. Bài tập ví dụ về tính w?

Ví dụ 1:

Tính điện năng tiêu thụ của 1 chiếc tủ lạnh có công suất là 75W trong 1 tháng? Với câu hỏi này, điện năng tiêu thụ của chiếc tủ lạnh trên được tính như sau:

Đơn vị tiêu thụ điện là Kw/h hoặc W/h trong đó 1kwh= 1000Wh tương đương với 1 số điện. Tủ lạnh có công suất là 75W nghĩa là trong 1 giờ nó sẽ tiêu tốn 0.075 KW điện.

1 ngày chiếc tủ lạnh đó tiêu hao số điện là:

0.075 x 24 = 1.8 kWh điện

Từ đó, trong 1 tháng chiếc tủ lạnh này sẽ tiêu thụ hết: 1.8 x 30 = 54 kWh (54 số điện)

4. Một số công thức w biến đổi khác?

* Công thức tính công suất tiêu thụ điện?

Công thức: P = A/t = U.I

Trong đó:

  • P: công suất tiêu thụ – đơn vị W
  • A: điện năng tiêu thụ – đơn vị J
  • T: thời gian – đơn vị s
  • U: hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch – đơn vị V
* Công thức tính công suất của dòng điện

Công thức: P = U.Icos(φu– φi) = UIcosφ​

Trong đó:​

  • P: công suất của mạch điện xoay chiều (W).
  • U: điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch điện xoay chiều (V).
  • I: cường độ hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều (A).
  • cos φ: hệ số công suất của đoạn mạch xoay chiều.
* Công thức tính công suất điện 3 pha:

Cách 1: P = (U1xI1 + U2xI2 + U3I3) x H

Cụ thể:

  • H là thời gian tính bằng giờ.
  • U là điện áp.
  • I là dòng điện.

Ta cũng có công suất tiêu thụ của bóng đèn: P=UxIxH

Cách 2: P = U.I.cosφ

Cụ thể:

  • I là cường độ dòng điện hiệu dụng qua mỗi tải.
  • cosφ là hệ số công suất trên mỗi tải.

1 COMMENT

Comments are closed.