1. Ăn mày dĩ vãng nghĩa là gì?
Trên thực tế, từ ăn mày dĩ vãng và ăn mày quá khứ có nghĩa tương đồng nhau? Từ “ăn mày” có gốc gác chữ Nôm gắn với văn hóa lúa nước của người Việt khá rõ.
Bởi “ăn mày” trong tiếng Anh là “Beggar”, nói theo từ Hán Việt là “hành khất”, tiếng lóng là “Cái Bang”, nói theo ngữ nghĩa thông thường là “kẻ ăn xin”, “người xin ăn”, “người nghèo khổ”.
Còn từ “mày” trong “ăn mày” chắc có lẽ chỉ những người gốc gác nông thôn mới tận thấu. “Mày”, chính là lớp vảy vỏ nhẹ tênh của hạt ngô, hạt gạo (có cả ở một số loại ngũ cốc như kê, tam giác mạch, lúa mạch) lộ ra khi được xay xát, nghiền nhỏ.
“Dĩ vãng” được hiểu là chuyện quá khứ, chuyện trước kia hồi tưởng lại.
Như vậy “ý nghĩa câu ăn mày dĩ vãng” có nghĩa là:
– Hiểu theo nghĩa đen, “ăn mày dĩ vãng” là một tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai nói về cuộc sống của những người lính sau cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1975, mỗi người mỗi cảnh, hay có dở có. Nhưng cuối tác phẩm, tác giả có để một câu đáng suy ngẫm là “cuộc chiến vừa qua có thể là một trò đùa, nhưng khổ đau là thật. Cuộc sống hiện tại có thể nói là một tấn tuồng, nhưng khổ đau không bao giờ là màn kịch cả”. Qua đó tác giả khẳng định chân lý “càng hiểu biết về quá khứ ngần nào thì càng đỡ phải trả giá cho hiện tại ngần ấy”. Cũng có thể hiểu là biết vì sao quá khứ,lịch sử phải chịu đau thương thì hiện tại chúng ta sẽ biết để mà tránh những sai lầm đó để không đi theo vết xe đổ của quá khứ.
– Còn nghĩa bóng, “ăn mày dĩ vãng” nghĩa là nói về người nào đó chỉ sống trên hào quang quá khứ.
2. Ăn mày dĩ vãng tiếng anh là gì?
- Trong tiếng anh “ăn mày dĩ vãng” được viết là: “Beggars of the past”
- Trong tiếng anh “ăn mày quá khứ” được viết là: “Beggar the past”
3. Kết luận:
Qua bài viết này chúng ta đã biết được ý nghĩa câu ăn mày dĩ vãng và ăn mày quá khứ rồi phải không – chúc các bạn có các kiến thức thú vị.