Vật lý lượng tử và thuyết lượng tử

0
1611
Vật lý lượng tử và thuyết lượng tử

Trong vật lý lớp 12 chúng ta hẳn đã học môn vật lý lượng tử lớp 12 rồi đúng không? Nhắc tới “Lượng tử ánh sáng” chắc các bạn sẽ nhớ dần đến môn đó thôi. À thôi mình sẽ không dài dòng nữa, chúng ta sẽ tìm hiểu về vật lý lượng tử và phật giáo nhé?

1. Vật lý lượng tử là gì?

Vật lý lượng tử (thuyết lượng tử) là một khái niệm rất rộng. Trong lớp vật lý 12 chúng ta có học về lượng tử ánh sáng: “Nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách không liên tục, mà thành từng phần riêng biệt, đứt quãng. Mỗi phần đó mang một năng lượng hoàn toàn xác định, gọi là một lượng tử ánh sáng, có độ lớn ε = hf. Trong đó f là tần số ánh sáng, còn h = 6,625.10-34Js gọi là hằng số Plăng.”

Gần đây nhất: Vật lý lượng tử trong năm 2019 có thể làm nên lịch sử, thì có lẽ đó sẽ là một thông báo trọng đại từ Google: Công ty công nghệ này tuyên bố rằng họ đã đạt được cái gọi là “uy quyền lượng tử” (“quantum supremacy”). Đó là một cách thú vị để nói rằng Google đã chế tạo được một máy tính lượng tử có thể thực hiện một số tác vụ nhất định nhanh hơn bất kỳ máy tính hiện hành (tức máy tính cổ điển) nào. Danh mục máy tính cổ điển bao gồm bất kỳ máy tính nào vận hành dựa trên các bit thông thường 0 và 1, chẳng hạn như thiết bị mà bạn đang sử dụng để đọc bài viết này.

2. Một số thuyết lượng tử khác:

Thuyết lượng tử của (thuyết phôtôn) của Anhtanh

– Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn.

– Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng \varepsilon=hf

– Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c={{3.10}^{8}}m/s dọc theo các tia sáng.

– Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hoặc hấp thụ một phôtôn.

– Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng \varepsilon=hf không bị thay đổi và không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn sáng.

– Tuy mỗi lượng tử ánh sáng \varepsilon=hf mang năng lượng rất nhỏ nhưng trong chùm sáng lại có một số rất lớn lượng tử ánh sáng, vì thế ta có cảm giác chùm sáng là liên tục.