Trong vật lý lớp 9 chúng ta đã được học về biến trở rồi và bài viết này mình sẽ tổng hợp lại cho các bạn về biến trở nhé.
1. Biến trở là gì?
Hiểu đơn giản – Biến trở là điện trở có thể thay đổi được trị số và có thể sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
Thông thường Ký hiệu của biến trở trong sơ đồ mạch điện sẽ có dạng như sau:
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của biến trở?
– Cấu tạo: Thường thì gồm 2 bộ phận chính:
- Con chạy hoặc tay quay
- Cuộn dây bằng hợp kim có điện trở suất lớn
Như hình bên trên thì cấu tạo sẽ là:
– Cuộn dây được làm bằng hợp kim có điện trở suất lớn
– Con chạy/chân chạy. Cho khả năng chạy dọc cuộn dây để làm thay đổi giá trị trở kháng.
– Chân ngõ ra gồm có 3 chân (3 cực). Trong số ba cực này, có hai cực được cố định ở đầu của điện trở. Các cực này được làm bằng kim loại. Cực còn lại là một cực di chuyển và thường được gọi là cần gạt. Vị trí của cần gạt này trên dải điện trở sẽ quyết định giá trị của biến trở.
– Hoạt động: Khi di chuyển con chạy (hoặc tay quay) thì sẽ làm thay đổi chiều dài của cuộn dây có dòng điện chạy qua ⇒ làm thay đổi điện trở của biến trở.
Ok như vậy là qua cấu tạo và nguyên lý hoạt động của biến trở thì chúng ta đã biết được Biến trở có thể được dùng để làm gì rồi nhé.
3. Công thức tính biến trở?
Điện trở của một dây dẫn được xác định bằng công thức:
Nếu là điện trở suất thì xác định bằng công thức:
Trong đó:
4. Có mấy loại biến trở?
- Biến trở than
- Biến trở tay quay
- Biến trở con chạy
- Biến trở dây cuốn
5. Ứng dụng của biến trở trong đời sống?
Trong đời sống điện trở thường được ứng dụng trong lĩnh vực đèn trang trí – Công tắc dimmer thường chứa một biến trở để điều chỉnh lượng điện áp đưa vào đèn.
Hay trong tai nghe hoặc loa cầm tay, biến trở được tích hợp để điều chỉnh mức âm lượng. Bạn có thể sử dụng một nút xoay hoặc thanh trượt để điều chỉnh âm thanh theo ý muốn/