Cà khịa có nghĩa là gì? nhân chi sơ tính cà khịa

1
1446

Thời gian gần đây, mạng xã hội bùng nổ trào lưu mới mang tên “Cà khịa”. Hàng loạt câu nói, ảnh chế về động từ này ra đời. Từ khóa “cà khịa” đang nổi khắp facebook ví dụ như từ khóa “thầy ba”, cà khịa thầy,….

1. Cà khịa có nghĩa là gì?

Bạn có thể hiểu rằng Cà khịa là một từ tiếng Việt khẩu ngữ vay mượn từ tiếng Khmer có nghĩa “gây sự để cãi vã, đánh nhau, gây gổ” hay “Xen vào chuyện của người khác”. Từ này được dùng phổ biến ở miền Tây Nam Bộ của nước ta, đặc biệt là vùng có nhiều người Khmer sinh sống.

Trong từ điển tiếng Việt, “cà khịa” được định nghĩa như sau:
Cà khịa
Từ loại: Động từ
Ý nghĩa: Cà khịa ám chỉ việc cố ý gây sự để cãi vã, đánh đấm nhau; vô cớ xen vào chuyện riêng của người khác với ý đồ xấu cũng bị coi là cà khịa.
Ví dụ:
– Nó là đứa thích cà khịa.
– Chỉ vì cà khịa nên mới sứt đầu mẻ trán.
Trong xã hội hiện nay, cà khịa thường được coi là tính xấu, còn kẻ thích đi cà khịa chắc chắn là người không tốt.
Đó là với xã hội, còn hội chị em chơi thân thì sao? Cà khịa là một nghệ thuật, còn người biết cà khịa chính là nghệ sĩ! Trên thực tế, khoa học đã chứng minh: Những người bạn biết cà khịa đúng lúc, thậm chí tỏ ra vô tâm không cần biết người khác nghĩ gì, thực ra lại là việc tốt.
Theo nghiên cứu được đăng trên Hiệp hội Khoa học Tâm lý, cà khịa hay cố ý áp đặt cảm xúc tiêu cực lên người bạn mà mình chơi thân, là một trong những cách thể hiện sự thấu hiểu cũng như quý mến. Ít ai biết, rằng, đôi khi xấu tính, xấu miệng một chút lại giúp bạn bè suy nghĩ và sống thực tế hơn.
Tổ tiên của loài người đã cà khịa, châm biếm nhau để xác định đâu là bạn bè và kẻ thù
Có thể bạn chưa biết, cà khịa, châm biếm không chỉ để gây cười, nó còn được tổ tiên của chúng ta dùng để phân cao thấp, nhìn ra đâu là bạn bè và kẻ thù.
Theo Live Science, nhà sinh lý học thần kinh Kinda Rankin tại Đại học California, San Francisco, tin rằng con người đã… cà khịa nhau từ nhiều nghìn năm trước. Thậm chí, coi đó là kỹ năng sinh tồn thiết yếu khi hình thành và củng cố các mối quan hệ.
Tiến sĩ Rankin, cùng với các nhà sinh vật học tiến hóa khác, nói rằng sự châm biếm được tạo ra và diễn giải trong vùng gyrus parahippocampal của não. Bất cứ ai có thể kích hoạt vùng này đều cho thấy họ là người có trí thông minh mạnh mẽ.
Các nhà nghiên cứu cho hay, việc cà khịa, châm biếm nhau đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập nền văn minh của loài người từ những xã hội sơ đẳng nhất.
Tuy nhiên, để cà khịa sao cho hiệu quả, lại phụ thuộc rất nhiều vào vốn hiểu biết cũng như kinh nghiệm. Sẽ rất, rất khó để hòa nhập vào một cộng đồng mà bạn chẳng hiểu hoặc không thể khiến cho ai cười.
Người hiểu được sự châm biếm, biết cười cợt đúng lúc… quyến rũ hơn nhiều những kẻ luôn luôn cau mày, nghiêm túc
Chị em có thể tự nhận thấy rằng: Giữa một rừng những kẻ nghiêm túc, người có khiếu hài hước là quyến rũ hơn cả.
Washington Post từng dẫn một nghiên cứu với 375 sinh viên kỹ thuật, để xem sự châm biếm và thói cà khịa ảnh hưởng thế nào đến sự nghiệp của họ.
Cụ thể, những sinh viên trong nghiên cứu được bố trí vào công việc trực điện thoại, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề chuyên môn. Sau khi phân tích các bản ghi âm, kết quả khá rõ ràng:
– Anh nào chỉ thích nghe nói chuyện ngọt ngào, nhẹ nhàng, hầu như không thể giải quyết các vấn đề liên quan đến sự sáng tạo.
– Anh nào dám nghe những cuộc điện thoại đầy châm chọc, giận dữ lại có khả năng xử lý vấn đề, đưa ra hướng giải quyết tốt hơn.
Nếu ngày nào cũng bị châm chọc, nghe có vẻ… ức nhưng thực ra, nó giúp ta tiến lên, thậm chí mở ra những cánh cửa mới trong sự nghiệp. Chỉ là, đừng có dại mà chọc vào tổ ong vò vẽ chị em nhé!

Nhưng cà khịa khác so với việc gây gổ vì nó ở mức độ nhẹ hơn thiên về nói bóng gió: Ví dụ như từ khóa bên trên về ba rọi: susan0175

2. Nhân chi sơ “tính cà khịa”

Nhân chi sơ tính cà khịa là một câu nói trêu chọc, ý chỉ người nào đó sinh ra đã có bản tính hay châm chọc, mỉa mai, trêu tức, gây sự với người khác một cách cố ý với mục đích tìm niềm vui cho bản thân. Câu này là nói trại đi của câu “Nhân chi sơ tính bổn (bản) thiện”.

 

 

SHARE
Previous articleBé na là gì?
Next articlezhihu là gì?

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here