zhihu là gì?

0
2589
zhihu nghĩa là gì

Mục lục bài viết

1. Nghĩa của từ zhihu?

Zhihu phát âm như “Tửhu”chữ viết: 知乎, âm Hán Việt: tri hô) là một website đặt câu hỏi và trả lời ở của Trung Quốc được ra mắt ngày 26/1/2011. Trên trang web này, cộng đồng người dùng có thể chia sẻ cho nhau kiến thức đủ các lĩnh vực, chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết của mình.  – tham khảo trang web: https://www.zhihu.com

Và bạn cần biết rằng zhihu.com là 1 trong top 10 trang web nổi tiếng nhất tại trung quốc:

  • 1. Sina Weibo
  • 2. Douyin (Tik Tok)
  • 3. WeChat
  • 4. Tencent QQ
  • 5. Youku
  • 6. Renren
  • 7. Baidu
  • 8. Douban
  • 9. Jiayuan
  • 10. Zhihu

2. Zhihu dùng như thế nào?

Bạn chỉ cần truy cập trang zhihu.com là được – hầu hết zhihu có thể cho độc giả viết bài mà không cần phải trả lời bất kỳ câu hỏi cụ thể nào.

Nếu bạn không giỏi tiếng trung có thể sang các trang page ở việt nam nói về zhihu cũng được bạn có thể tham khảo: https://www.facebook.com/groups/zhihuvietnam/

Ví dụ như đây là một post của zhihu nói về việt nam: Link Zhihu: https://www.zhihu.com/question/20954010

[Đại Đao Mạch Khắc] [625+]
Thời gian trước, vì đã chán các địa danh trong nước nên tôi đi Việt Nam chơi khoảng 1 tháng. Tôi đi qua 7 thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Nha Trang, Mũi Né… nhưng đến ngày thứ 3 là tôi đã muốn quay về rồi.
Nếu như bạn cũng sống ở thành phố loại 1 như tôi thì có lẽ sẽ không thích Việt Nam đâu; bởi vì ở đó khá bẩn và loạn, giao thông không thuận tiện, giá cả đắt đỏ; hơn nữa, rất nhiều người không thích dân Trung Quốc.
Tôi về nước cũng được một thời gian rồi và những ấn tượng của tôi đối với Việt Nam có thể được tổng hợp lại thành vài ý như sau:
1. Đồng hồ giả, giầy dép giả, quần áo giả:
Tôi lấy Hồ Chí Minh làm ví dụ: Đầu đường ngõ phố nơi nào cũng bán mấy thứ này, đến cả các trung tâm mua sắm lớn cũng chẳng có mấy cái là hàng thật. Điều này khiến cho người khác cảm thấy, cách ăn mặc của dân Việt Nam không được thời trang cho lắm (không phải kỳ thị). Tuy nhiên, vẫn có không ít người phương Tây mua sắm trong đó.
Ở Việt Nam có khá nhiều khu chợ đêm và trung tâm mua sắm bán đồng hồ giả. Từ Longines, Breitling đến Lorex, Richard Mille chẳng thiếu thứ gì. Bởi vì là người trong ngành nên tôi đặc biệt quan tâm đến nó. Những chiếc đồng hồ tự động kia lại còn là hàng giá rẻ, bên trong cài một vài linh kiện, kim phút kim giây nhảy loạn xạ. Thật sự rất buồn cười.
Giày dép và quần áo thì khỏi nói đi.
2. Ruồi và kiến:
Đa phần ở các quán ăn ven đường đều có ruồi muỗi đến bâu, đuổi cũng chẳng đuổi được hết. Tất cả các thành phố ở Việt Nam đều như thế. Đồ dọn lên chưa kịp ăn, ruồi đã bay đến đậu; lúc sắp ăn xong nhìn lại, chả khác gì đồ mà ăn mày bới ra từ thùng rác. Trên đống vỏ tôm trong đĩa đầy ruồi và kiến.
Ở Việt Nam có rất nhiều các quán ven đường. Có một lần bị ướt mưa, chúng tôi vào một quán và gọi trà gừng, uống được một nửa thì phát hiện trong cốc có kiến. Đó là ngày thứ 5 chúng tôi ở Việt Nam nên cũng đã khá quen với chuyện này. Sau đó, chúng tôi gọi phục vụ đến và nói bằng tiếng Anh là trong cốc có kiến. Chúng tôi chỉ mong họ sẽ xin lỗi gì đó; nhưng không, cô em nhân viên chẳng nói chẳng rằng cầm cốc quay về chỗ cũ rồi mất hút luôn…
3. Đi taxi:
Ở Việt Nam chắc là không có văn hóa gửi tiền hoa hồng.
Nếu như cả gia đình bạn đi du lịch thì chắc chắn phải bắt taxi chứ không thể đi xe ôm. Mà nếu đã lên taxi thì cứ chuẩn bị tinh thần sẽ bị bóp trước đi. Tài xế Việt Nam gần như đều không biết tiếng Anh, ngay cả một số từ đơn giản như airport cũng không hiểu. Chúng tôi cần ra sân bay gấp nhưng tài xế không hiểu airport là gì và chúng tôi đành phải tải phần mềm dịch tiếng Việt về để nói chuyện. Đến sân bay, chúng tôi đưa tiền thừa cũng không định thối lại. Lúc này, tôi bắt đầu tức giận. Tôi đòi anh ta thối lại tiền thừa bằng tiếng Anh kèm theo cả ngôn ngữ cơ thể; kết quả là anh ta vẫn không trả. Tôi đành nói “Ok, cho bạn…”
4. Ong vò vẽ:
Chúng tôi vào một cửa hàng gọi khoảng 5 – 6 món, ăn đến nửa chừng thì một chú ong vò vẽ bay vo ve xung quanh, rồi hạ cánh xuống nồi lẩu luôn…ám ảnh mấy ngày liền.
5. Gián và sự tùy tiện của nhân viên phục vụ:
Tối mệt nên chúng tôi nằm ở phòng nghỉ ngơi. Khi tôi thò tay lấy túi đồ ăn vặt thì phát hiện có một con gián đang từ từ chui vào. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy một con gián Mỹ to như thế…
Lúc tôi vừa tắm gội xong và đang nằm trên giường xem ti vi. Tự nhiên cửa bị mở ra, một nhân viên phục vụ thò đầu vào, thấy có người, không nói không rằng đóng cửa lại, quay mông đi (một câu xin lỗi hoặc tựa tựa kiểu xin lỗi cũng không có). May mà lúc đó tôi mặc quần áo rồi.
5. Xe máy:
Đối với các quốc gia Đông Nam Á thì xe máy là một phương tiện giao thông khá phổ biến, nhưng riêng Việt Nam thì nó đã trở thành “bản sắc” dân tộc rồi.
Một ngày 24 giờ, từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya, khắp nơi đều là xe máy. Thế nên, tôi chỉ muốn nằm trong khách sạn hoặc ra bãi biển đi dạo chứ lên phố thì thật sự đinh tai nhức óc.
Đây là lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy nhiều xe máy như thế. Tất cả mọi người đều đeo khẩu trang. Chắc là họ cũng biết xe máy gây ô nhiễm môi trường nhiều đến dường nào.
Tóm lại là, ở Việt Nam xe máy chính là thứ khiến du khách khó quên nhất.
6. Chi phí tiêu dùng:
Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam rất thấp nhưng chi phí thì đắt ngang các thành phố loại 1 trong nước mình. Một cái bật lửa khoảng 4 tệ, một que kem chả ra sao cũng 8 tệ, một bát phở 15 tệ… Chỉ cần là những đồ không đề giá, người bán đều hét lên tận trời xanh. Ám ảnh thật chứ đùa.
7. Ẩm thực:
Đồ ăn không mấy phong phú. Ngoài chả ram, phở, bánh mì kẹp ra thì chẳng còn gì. Thật ra cũng không phải không có chỉ là không ngon bằng trong nước mà thôi.
Dọc đường có rất nhiều người bán nước hoa quả, đều là hàng không còn tươi ngon.
8. Công nghiệp chế tạo:
Thiết kế và gia công của một chiếc bật lửa thật sự khiến tôi ấn tượng sâu sắc đến mức chẳng dám khen dù chỉ một lời. Ở Việt Nam có rất nhiều cửa hàng Honda. Khắp nơi dường như đều là xe máy. Trong BBA thì có Mercedes và Audi, còn BMW thì chẳng thấy một chiếc nào. À! Ngoài ra còn có Toyota, Lexus và Mazda nữa.
9. Người Việt Nam:
Cũng giống như những nơi khác, người Việt Nam rất nhiệt tình. Ví dụ như ông chủ homestay chủ động giúp chúng tôi xách hành lý, lúc ăn cơm thấy chúng tôi xách bia đi qua liền giơ cốc bia lên như kiểu cụng ly ấy. Các em gái xinh đẹp và cô dì đi đường thấy chúng tôi ra về đều mỉm cười tạm biệt.
Tuy nhiên, cũng có không ít người Việt Nam hay thừa cơ trục lợi và nhìn người Trung Quốc bằng con mắt kỳ thị.
Đa phần người Việt Nam đều rất khôn lỏi và có thành kiến với người Trung Quốc. Ví dụ như: Có một tối chúng tôi vào một nhà hàng, vừa đặt mông xuống bà chủ đã bưng nồi lẩu lên, bên trong là đủ thứ như: thịt bò, nấm kim, đậu phụ, rau…Một nồi lẩu bé con con mà hơn trăm tệ. Chúng tôi muốn gọi thêm những đồ khác thì bà chủ bảo không có. Cuối cùng, chúng tôi vẫn phải ăn mấy thứ đó vì chúng tôi định đi nhưng họ nói đồ ăn đã bê ra rồi, không thể đi được.
Bà bán hoa quả bên lề đường cũng thế. Chúng tôi hỏi giá bằng tiếng Anh mấy lần nhưng bà ấy không thèm để ý, chỉ bán cho dân mình. Sau đó, tôi hỏi to hơn bằng giọng hơi khó chịu thì bà ấy tỏ ý không được đụng vào hàng vì sẽ làm hoa quả bị hỏng. Sau đó, bà ấy quay vào nhà lấy máy tính ra bấm một cái giá mà chúng tôi không thể nào chấp nhận được.
Đa phần người Việt đều thế. Bạn muốn mua thì mua, không mua thì thôi. Đã mua thì chắc chắn sẽ bị bắt chẹt…
Cuối cùng tôi muốn nói: Nếu như bạn đọc xong những dòng tôi viết, cảm thấy có thể chấp nhận được thì đi một chuyến để trải nghiệm. Còn nếu như bạn chỉ muốn đến một nước Đông Nam Á nào đó vui chơi vài ngày thì Thái Lan vẫn là lựa chọn tốt nhất.

 

Qua bài viết về post zhihu ở bên trên bạn có thể hình dung tạm thời cách mà zhihu hoạt động rồi chứ. Hơn nữa độc giả của Zhihu có thể “tip” cho các tác giả bài viết mà họ thích một cách tự nguyện. Chức năng này sử dụng ví WeChat để chuyển tiền ngay lập tức vào tài khoản của tác giả. Hầu hết mọi người “tip” khoảng 2 nhân dân tệ, nhưng cũng có người “tip” nhiều hơn. Đó là một cách để thưởng và khuyến khích các tác giả có đóng góp nội dung tốt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here