Chắc hẳn bạn đã nghe về từ “chán chường”. Ví dụ như câu:”tôi đã chán chường mọi việc rồi” Nghe có vẻ giống nghĩa của từ “chòng chành” nhưng nếu phân tích kĩ ra chúng sẽ có những điểm khác biệt rõ rệt. Và bài viết dưới đây mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu về nghĩa của từ “Chán chường là gì? chán chường hay chán trường mới đúng chính tả”.
1. Chán chường là gì?
“Chán chường” là một cụm từ tiếng Việt, thường được sử dụng để diễn tả tình trạng của sự mệt mỏi, buồn chán hoặc không hứng thú với một việc gì đó. Cụm từ này có thể được áp dụng trong nhiều tình huống khác nhau, như khi bạn cảm thấy không có động lực hoặc hứng thú để tiến xa trong công việc, học tập, hoặc cuộc sống hàng ngày. “Chán chường” thể hiện sự mất đi tính năng động, năng lượng và niềm tin trong việc thực hiện một nhiệm vụ hoặc hoạt động nào đó.
2. Lịch sử ra đời của từ “Chán Chường”
Từ điển từ cổ của Vương Lộc giảng: “Chán chường (tính từ): rõ ràng, tường tận”. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của giải thích chi tiết hơn: “Chán chường: Tỏ tường, bày ra trước mắt. Thấy chán chường: Thấy tỏ rõ”. Đến tận cuối thế kỷ 20 nghĩa này vẫn còn được lưu lại, chẳng hạn như trong Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ: “Chán chường: … Rõ ràng, tận mặt…”.
Các tư liệu trên không hề giảng sai. Bằng chứng là đã có nhiều tác phẩm văn chương thời xưa dùng “chán chường” theo nghĩa này. Chẳng hạn nguyên tác truyện Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự có câu: “Chán chường bên liếc bên nhìn” tức hai bên nhìn nhau rất rõ. Truyện Hoàng Trừu cũng có đoạn: “Nghĩ rằng: sự đã chán chường, vườn xuân ong đã tỏ tường nhị hoa”.
Ở đây, “chán” được Đại Nam Quốc Âm Tự Vị giảng là “no nê, bề bộn”, còn Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức giảng là “lắm, nhiều”. Tuy cách giải thích có khác nhau nhưng có thể quy về cùng một ý là “nhiều, đầy”. Chẳng hạn “no chán” là “no lắm”, “chán vạn người mua” là “hàng vạn người mua”. Còn “chường” được giảng là “trình, ra mặt. Chường thưa: trình thưa. Chường mặt: Trình diện”. Như vậy có thể thấy “chường” là biến âm của “trình”, vốn viết bằng Hán tự là 呈 nghĩa là “đưa ra, dâng lên”. Mối quan hệ giữa “i” và “ươ” tuy hiếm nhưng vẫn có thể thấy trong một vài cụm từ như “nghịch” – “ngược”…
Như thế, “chán chường” có thể được hiểu là “đưa ra với số lượng nhiều”, từ đó mới có nghĩa “rõ ràng, tận mặt”. Sau này hẳn do sự tương quan trong câu, người ta dần dần lầm “chán” là “ngán ngẩm” và “chán chường” là “trải nhiều, không còn tha thiết gì”, rồi cứ thế dùng cho đến ngày nay.
3. “Chán chường” trong văn học thơ ca
Trong văn học chắc chắn bạn cũng từng thấy đoạn thơ nổi tiếng có chứa từ “chán chường” như sau:
Trong Truyện Kiều của Đại Thi hào Nguyễn Du có câu:
“Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”
Nghĩa của hai chữ “chán chường” ở đây được hiểu như bây giờ là: chán ngán, chán chê, không còn thiết tha gì nữa.
Người Việt ta vốn có khiếu “thuần hoá” ngôn ngữ, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi một từ nào đó bị chuyển biến nghĩa gốc, hoặc, vẫn là một từ nhưng được hiểu theo nhiều nghĩa.
4. Viết “Chán chường” hay “chán trường” mới đúng chính tả?
Sự thật thì người ta sẽ viết là “chán chường” chứ không ai viết là “chán trường” bao giờ cả. Do vậy nếu viết đúng thì cần phải viết là: “Chán chường”.