Nguyên nhân dẫn đến việc triều đình nguyễn kí với pháp hiệp ước nhâm tuất năm 1862? – lịch sử 8

0
838
Nguyên nhân dẫn đến việc triều đình nguyễn kí với pháp hiệp ước nhâm tuất năm 1862? - lịch sử 8

Ai đang thi môn lịch sử thì cứ chép y nguyên nhé – auto 10 điểm ở câu này=))

1. Nguyên nhân dẫn đến việc triều đình nguyễn kí với pháp hiệp ước nhâm tuất năm 1862?

Câu 1 : Nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí hiệp ước
Nhâm Tuất 1862 ? Hiệp ước vi phạm điều gì
Câu 2 : Hãy nêu những mặt tích cực , hạn chế , kết quả , ý
nghĩa của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX

Câu 1 :
Nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
– Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng, lần lượt chiếm các tỉnh Định
Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn
rất hốt hoảng và lo sợ nên triều đình đã kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất Hiệp ước vi phạm điều gì ?
– Triều đình đã chính thức đầu hàng trước sự xâm lược của Pháp.
– Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng
chiến chống Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến
nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

>>   Khi nào Tiếng Anh là gì?

Câu 2 :
– Tích cực: các đề nghị cải cách này đều đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó
– Hạn chế : Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những
cơ sở bên trong, chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó.
– Kết cục: các đề nghị, cải cách đã không được thực hiện, do sự bảo thủ của triều Nguyễn.
– Ý nghĩa :Gây được tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ của triều Nguyễn. Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời
Chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

2. NÊU NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ƯỚC 5-6-1862.

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

– Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và bán đảo Côn Lôn.

– Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

– Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

– Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

– Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triểu đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.(trang 116 sgk Lịch Sử 8:)

3. EM CÓ NHẬN XÉT GÌ VỀ THÁI ĐỘ CHỐNG QUÂN PHÁP XÂM LƯỢC CỦA TRIỀU ĐÌNH HUẾ?

Triều đình Huế đã mắc sai lầm là không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu, vì vậy đã không tận dựng được thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công mà lại chủ trương cố thủ, bỏ lỡ cơ hội giữ độc lập. (trang 115 sgk Lịch Sử 8:)

>>   Có biết trong tiếng anh là gì?