Khi nhắc đến ODA người ta thường liên tưởng tới kinh tế, vốn nhà nước các kiểu nhưng liệu ODA còn có nghĩa nào khác không? Hãy cùng sieutonghop.com tìm hiểu nhé.
1. ODA là gì?
ODA là viết tắt của Viện trợ phát triển chính thưc ODA ( Official Development Assistant)
ODA là nguồn vốn hổ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoảng viện trợ và cho vay với điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển được các các cơ quan chính thức của chính phủ trung ương và điạ phương hoặc các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia, được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam kết tài trợ thông qua một hiệp định quốc tế được đại diện có thẩm quyền hai bên nhận và hổ trợ vốn ký kết.Hiệp định ký kết hổ trợ nầy được chi phối bởi công pháp quốc tế.
Theo cách thức hoàn trả ODA có ba loại:
+ Viện trợ không hoàn lại
Là loại ODA mà bên nước nhận không phải hoàn lại, nguồn vốn nầy nhằm để thực hiện các dự án ở nước nhận vốn ODA, theo sự thoả thuận trước giữa các bên. Có thể xem viện trợ không hoàn lại như một nguồn thu ngân sách của nhà nước, dược cấp phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Viện trợ không hoàn lại chiếm 25% tổng số ODA trên thế giới và được ưu tiên cho những dự án về các lãnh vực như y tế, dân số, giáo dục, môi trường…
+ Viện trợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi)
Vốn ODA với một lãi suất ưu đãi và một thời gian trả nợ thích hợp, tín dụng ưu đãi chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số vốn ODA trên thê giới. Nó không được sử dụng cho mục tiêu xã hội, môi trường mà thường được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lãnh vực giao thông vân tãi, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng…làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế. Các điều kiện ưu đãi bao gồm:
Lãi suất thấp
Thời gian trả nợ dài
Có khoảng thời gian không trả lãi hoặc trả nợ
+ ODA cho vay hỗn hợp
Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm một phần không hoàn lại và tín dụng ưu đãi
2. Tại sao cần vay vốn ODA
Thông thường nhà nước nào cũng cần vay vốn ODA cả và Việt Nam cũng không ngoại lệ và người ta thường vay ODA khi có những câu hỏi sau?
- Dự án có đề cập đến phát triển kinh tế và phúc lợi của một quốc gia đủ điều kiện ODA không?
- Có nhu cầu phát triển mà dự án hoặc hoạt động của tôi đang giải quyết không?
- Các nước có liên quan đến Danh sách DAC của người nhận ODA (Ủy ban trợ lý phát triển của OECD) hay các nước trong danh sách DAC trực tiếp hưởng lợi từ nghiên cứu này?
- Hoạt động của tôi có đáng tin cậy hoặc có bằng chứng về sự cần thiết không?
- Dự án hoặc hoạt động này sẽ được áp dụng ở một quốc gia đủ điều kiện ODA – khi nào, như thế nào và với ai?
- Tác động của dự án hoặc hoạt động của tôi là gì và ai sẽ được hưởng lợi?
- Dự án hoặc hoạt động của tôi góp phần vào sự phát triển bền vững như thế nào?
- Thành công của hoạt động này sẽ như thế nào?
- Làm thế nào để thành công hoặc tác động được ước tính?
3. Truện vui về ODA
Truyện vui (-: ODA
Bà vợ hỏi ông chồng: – Ông ơi! Vốn ODA là gì mà sao dạo này tôi hay nghe báo đài nhắc tới quá vậy?
– Bà muốn giải thích kiểu nào? Dễ hiểu hay khó hiểu?
– Thôi, cho tôi nghe dễ nhớ, dễ hiểu đi ông!
– ODA là viết tắt của 3 chữ “Ôi dễ ăn”. Bởi trong thời gian qua. Đồng vốn này bị “xơi” thấy mà thương luôn!