aix là gì? Hệ thống AIX

0
1716

Mục lục bài viết

1. Định nghĩa Aix là gì?

AIX là viết tắt của điều hành tương tác nâng cao và lần đầu tiên được IBM đưa vào thị trường vào năm 1986. AIX là một triển khai của Unix có nguồn gốc từ cả AT & T Unix System V và 4.3 BSD. AIX cung cấp vỏ Korn (ksh), vỏ Bourne (sh) và C (csh); tuy nhiên, nó mặc định là vỏ Korn.AIXL (AIX 5L) là yếu tố chính của IBM trong chiến lược quan hệ AIX / Linux của IBM. IBM đang nỗ lực triển khai tính tương thích API của Linux trong AIX và cung cấp một bộ công cụ và tiện ích phát triển ứng dụng chung trên AIX và Linux.

Viết tắt máy tính, HACMP, Thuật ngữ hệ điều hành

2. Hệ thống lưu trữ Aix

Trong các hệ thống UNIX truyền thống, các ổ đĩa được chia thành các partitions và người dùng phải cấu hình chính xác dung lượng trước khi sử dụng.

Mỗi file system sẽ nằm trên một partition trên ổ cứng, do đó, việc thay đổi dung lượng của file system là công việc không hề đơn giản. Nhược điểm chính của phương pháp truyền thống này, là mỗi partition sẽ chiếm một không gian liên tục trên ổ đĩa và partition chỉ có thể nằm trên duy nhất 1 ổ đĩa cứng vật lý.

          Để khắc phục, AIX đã sử dụng LVM (Logical Volume Manager) để quản lý thiết bị lưu trữ. Các ưu điểm của LVM:

–         Một file system có thể nằm trên nhiều đĩa cứng vật lý

–         Có thể điều chỉnh tăng kích thước file system

–         Có thể dễ dàng bổ sung thêm đĩa cứng vào hệ thống lưu trữ

LVM quản lý tài nguyên lưu trữ bằng cách ánh xạ giữa không gian lưu trữ logic với đĩa cứng vật lý.

>>   chill là gì trong âm nhạc?
Hình 1: Kiến trúc của Volume Group

          Kiến trúc được LVM sử dụng để quản lý đĩa gồm:

  • Volume groups
  • Physical volumes
  • Physical partitions
  • Logical volumes
  • Logical partitions

Một Volume Group (VG) là đơn vị lưu trữ lớn nhất. Một VG chứa một hoặc nhiều Physical volumes (thường là đĩa cứng). Dung lượng của một VG bằng tổng dung lượng của các đĩa cứng vật lý.

Physical volume (PV): là khái niệm để chỉ một đĩa cứng vật lý. Để có thể quản lý bởi LVM, đĩa cứng vật lý phải được gộp vào trong volume group hoặc tạo riêng một volume group cho ổ đĩa cứng. Một PV chỉ có thể thuộc một VG.

Physical partition (PP): Tất cả các physical volume trong volume group được phân chia thành các physical partition (PP). Các PP trong cùng một VG có cùng một kích thước, thường là 1MB, 4MB, 8MB, 16MB, 32MB…

Logical volume (LV): LV là một tập hợp các thông tin nằm trên PV. Với mỗi VG sẽ có một hoặc nhiều logical volumes (LV) được định nghĩa. Người dùng sẽ nhìn thấy các dữ liệu trong LV là liên tục nhưng các dữ liệu này có thể nằm dải rác, không liên tục trên physical volume (ổ đĩa cứng) hoặc thậm chí nằm trên các physical volume khác nhau.

Logical Partition (LP): mỗi logical volume bao gồm một hoặc nhiều logical partition (LP). LP có cùng kích thước với physical partition. Mỗi LP đều được ánh xạ tới một PP nằm trên physical volume. Các LP phải liên tiếp nhau nhưng các PP được ánh xạ tới có thể nằm rải rác. Cách quản lý này cho phép file system có thể thay đổi kích thước, nằm phân bố trên nhiều ổ đĩa.

          Có 3 loại Volume Group, mỗi loại quy định các giới hạn lưu trữ khác nhau:

Loại Volume

Group

Max PVs

trên một VG

Max LVs

trên một VG

Max PP trên

một VG

Kích thước

Max của một PP

Original 32 256 32512

(1016*32)

1 GB
Big 128 512 130048

(1016*128)

1 GB
Scalable 1024 4096 2097152 128 GB

Bảng 1: Tham số cho Volume Group

          Original và Big type: quy định số PP tối đa trên 1 PV la 1016

          Scalable không quy định số PP tối đa trên PV mà chỉ có giới hạn số PP trên một VG là 2097152.

          Quy ước đặt tên cho các LV được tạo ra bởi hệ thống là /dev/hdx và quy ước đặt tên cho các LV được tạo ra bởi người dùng là /dev/lvxx.

          Một Logical Volume có thể chứa:

–         File system Journaled (JFS) hoặc enhanced journaled file system (JFS2)

–         Journal log (/dev/hd8)

–         Paging space (/dev/hd6)

–         Boot logical volume (/dev/hd5)

–         Dump device

–         Raw logical volume

Khái niệm về file system: File system là một kiến trúc thư mục dùng để lưu trữ file. Kiến trúc này bao gồm thư mục gốc và các thư mục con. Trong hệ thống AIX, có nhiều file system tạo thành kiến trúc cây duy nhất với một thư mục root.

AIX hỗ trợ 7 loại file system:

–         JFS: Journaled File System, sử dụng để định dạng một Logical Volume trên đĩa

–         JFS2: Enhanced Journaled File System, sử dụng để định dạng một Logical Volume trên đĩa

–         CDRFS: CD ROM File System

–         UDFS: Universal Disk Format (UDF) file system

–         CIFS

–         NFS: Network File System được truy nhập qua mạng

–         PROCFS

–         NAMEFS

Các File system mặc định trên AIX:

          Khi mới cài đặt AIX, hệ thống sẽ tự động tạo ra một volume group là rootvg để chứa các logical volume cần thiết để khởi động hệ thống. rootvg chứa: paging space, journal log, boot data trên các logical volume riêng rẽ.

          Có 7 journaled file system và 1 (/proc) file system tồn tại mặc định trên hệ thống:

          /(root)=/dev/hd4   : là đỉnh của kiến trúc cây, chứa các file và thư mục cần thiết cho quá trình boot và quá trình hoạt động của hệ thống

          /usr=/dev/hd2   : chứa các thư viện, chương trình ứng dụng, lệnh hệ thống

          /var=/dev/hd9var   : chứa các biến và log file

          /home=/dev/hd1   : chứa các thư mục của người dùng, nơi lưu trữ file dữ liệu của người dùng

          /tmp=/dev/hd3   : không gian để lưu trữ các file tạm thời

          /opt=/hd10opt    : lưu trữ các file freeware

          /proc=/proc    : file system ảo được lưu trong memory, file system này không được dùng để chứa file của người dùng

          /admin=/hd11admin

        Hình 2: File system mặc định trên AIX

Trên hình mô tả các file system mặc định trên AIX và đã kết nối với các mout points mặc định.

          Mount:

–         Là phương thức để kết nối giữa file system với kiến trúc thư mục. File system phải được mout lên trước khi được sử dụng.

–         Khi file system được mout, các dữ liệu trong logical volume sẽ được kết nối với thư mục trong kiến trúc cây.

Xét một ví dụ khi thực hiện lệnh mount:

#mount   /dev/fslv00    /home/patsie

Trường hợp mout point /home/patsie là một thư mục rỗng: sau khi mout, người dùng có thể truy cập vào dữ liệu trong file system. Lúc này file system trở thành một phần trong kiến trúc cây thư mục. Đối với người dùng, sẽ không thể phân biệt được đâu là điểm bắt đầu và kết thúc của một file system.

Hình 3: Trường hợp mout point là thư mục rỗng
Hình 3: Trường hợp mout point là thư mục rỗng

Trường hợp mout point là một thư mục đã có sẵn dữ liệu: lúc này các file và thu mục con có sẵn trong mout point sẽ bị ẩn đi đối với người dùng và chỉ có thể được sử dụng sau khi thực hiện lện unmount.

Hình 4: Trường hợp mout point là thư mục có sẵn dữ liệu
Hình 4: Trường hợp mout point là thư mục có sẵn dữ liệu

Một số câu lệnh dùng để kiểm tra trạng thái file system:

  • # lsfs : hiển thị thông tin đặc tính của các file system
  • # lsvg –l vgname : hiển thị thông tin về volume group
  • # lslv lvname  : hiển thị thông tin về logical volume

>>   flex nghĩa là gì? Ý nghĩa của flex là gì?