R là gì trong vật lý 11? Tổng hợp kiến thức vật lý toàn tập trong lớp 11

0
2606

Nếu đã biết công thức R trong toán học thì trong vật lý công thức R trong vật lý cũng khá tương tự. Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn tìm kiểu về công thức R trong vật lý nhé.

1. R là gì trong vật lý 11?

Công thức huyền thoại định luật Ôm, công thức:

I = U / R

Trong đó:

  • I: Cường độ dòng điện (A)
  • U: Hiệu điện thế (V)
  • R: Điện trở (Ω)
  • Ta có: 1A = 1000mA và 1mA = 10-3 A

–  Điện trở dây dẫn:

Công thức: R = U / I

Đơn vị: Ω. 1MΩ = 103 kΩ = 106 Ω

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành:

Công thức: Rtd = R1 + R2 +…+ Rn

+ Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song được tính bằng cách lấy tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:

1/Rtd = 1/R1 + 1/R2 +…+ 1/Rn

– Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp:

+ Cường độ dòng điện như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2 =…= In

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U1 + U2 +…+ Un

– Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song:

+ Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ: I = I1 + I2 +…+ In

+ Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1 = U2 =…= Un

– Công thức tính điện trở thuần của dây dẫn R = ρ.l/s

Trong đó:

  • l – Chiều dài dây (m)
  • S: Tiết diện của dây (m²)
  • ρ: Điện trở suất (Ωm)
  • R: Điện trở (Ω)

– Công suất điện:

Công thức: P = U.I

Trong đó:

  • P – Công suất (W)
  • U – Hiệu điện thế (V)
  • I – Cường độ dòng điện (A)

Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức: P = I²R hoặc P = U² / R hoặc tính công suất bằng P = A / t

– Công của dòng điện:

Công thức: A = P.t = U.I.t

Trong đó:

  • A – Công của lực điện (J)
  • P – Công suất điện (W)
  • t – Thời gian (s)
  • U – Hiệu điện thế (V)
  • I – Cường độ dòng điện (A)

– Hiệu suất sử dụng điện:

Công thức: H = A1 / A × 100%

Trong đó:

  • A1 – Năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng.
  • A – Điện năng tiêu thụ.

– Định luật Jun – Lenxơ:

Công thức: Q = I².R.t

Trong đó:

  • Q – Nhiệt lượng tỏa ra (J)
  • I – Cường độ dòng điện (A)
  • R – Điện trở ( Ω )
  • t – Thời gian (s)

+ Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: Q = 0,24I².R.t

Ngoài ra Q còn được tính bởi công thức: Q=U.I.t hoặc Q = I².R.t

– Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.C.Δt

Trong đó:

  • m – Khối lượng (kg)
  • C – Nhiệt dung riêng (J/kg.K)
  • Δt – Độ chênh lệch nhiệt độ

– Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn:

Công thức: Php = P².R / U²

Trong đó:

  • P – Công suất (W)
  • U – Hiệu điện thế (V)
  • R – Điện trở (Ω)

2. Tổng hợp kiến thức vật lý toàn tập trong lớp 11:

Download (PDF, 260KB)