1. Tìm hiểu Tự ái là gì?
Theo wiki “tự ái” tự ái được hiểu là: Lòng tôn mình quá đáng, khiến dễ bực tức khi bị nói động đến.
Tự ái và từ trọng là 2 từ trái nghĩa hoàn toàn đối lập của nhau. Trên thực tế, mọi người thường hiểu tự ái là hành động hờn dỗi hay phản kháng tiêu cực từ một người khi bị động chạm đến vấn đề nào đó của người đó.
Ví dụ như: Nó giống như là 1 người không biết bơi, ghét những người biết bơi hay ghét những người giàu vì bản thân không bằng họ và bị người khác nhắc đến “tại sao không giàu bằng người ta” => Tự ái.
2. Biểu hiện của tự ái?
Thường những người nhỏ tuổi rất hay là tự ái do suy nghĩ thiếu chín chắn, Người tự ái là người không chịu thua ai và không chịu công nhận khiếm khuyết (sai sót) của mình. Càng không thể chấp nhận khi có người khác đụng chạm đến những khiếm khuyết đó. Dù là với ý tốt (xây dựng).
Vậy còn người tự trọng – ranh giới giữa tự trọng và tự ái như thế nào: Chúng ta có thể hiểu Tự ái sẽ khiến con người ta mắc rất nhiều sai lầm rồi dần dần tự giết chết bản thân. Mặc cảm tự ái là luôn cảm thấy mình thua kém thiếu thốn, hoặc luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho những cố gắng. Từ đó họ tự thấy mình không bằng người khác ngay từ xuất phát điểm ban đầu nên có cố gắng đến đau cũng không đem lại kết quả. Tự ái dễ gây mấy lòng người khác khiến họ dần nhận được sự lãnh cảm từ chính những đồng nghiệp của mình. Một người tự ái là họ sẽ tự giết chính những cảm xúc, tương lai sự nghiệp của mình.
Còn tự trọng lại là biểu hiện cho sự trưởng thành -biết suy nghĩ lâu dài, độ lượng Người tự trọng thì biết mình biết ta , biết sai sửa sai , luôn có ý niệm tự lực cánh sinh. Và không thích cầu cạnh nhờ vả người khác nếu chưa lâm vào tình thế quá bí. Nếu phải nhờ vả ai đó họ luôn lâm vào tình trạng…..khó mở miệng. Họ luôn sòng phẳng trong giao tiếp , mang nợ thì nhất định phải trả. Người tự trọng có vẻ khó gần nhưng chung thủy với những mối quan hệ đôi khi ít ỏi nhưng bền lâu của mình…..
3. Có phải ai cũng đã từng tự ái?
Tôi thừa nhận rằng hồi nhỏ tôi cũng đã từng tự ái khá nhiều- trẻ tuổi mà hầu như ai cũng thể – bây giờ lớn rồi tuy không phải ai cũng lớn theo suy nghĩ nhưng đại đa số mọi người cũng đã không còn tự ái, mà biết tự trọng, biết người, biết ta, biết phấn đấu không còn như thời trẻ bốc đồng nữa.
Hi vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ ràng và cặn kẽ hơn về khái niệm tự ái là gì? Tự ái so với tự trọng như thế nào? Cái nào xấu, cái nào tốt và nên học hỏi những gì. Chúc mọi người luôn thành công.