Cảm xúc là gì? Các khía cạnh cơ bản của cảm xúc

2
1406
Cảm xúc là gì?

 

1. Cảm xúc là gì?

Nếu như máy móc hoạt động theo một quy trình đã được thiết lập sẵn thì con người lại khác. Chính cảm xúc, tư duy logic đã làm cho con người trở thành một vật thể sống cao cấp nhất. Cảm xúc không phân biệt lứa tuổi, dù là bé sơ sinh, người trẻ tuổi hay già yếu đều có những cảm xúc riêng của mình.

1. Cảm xúc là gì?

Nếu như máy móc hoạt động theo một quy trình đã được thiết lập sẵn thì con người lại khác. Chính cảm xúc, tư duy logic đã làm cho con người trở thành một vật thể sống cao cấp nhất. Cảm xúc không phân biệt lứa tuổi, dù là bé sơ sinh, người trẻ tuổi hay già yếu đều có những cảm xúc riêng của mình.

Những biểu hiện vui buồn, nóng giận…đều là trạng thái của cảm xúc. Tuy nhiên cảm xúc là gì thì không hẳn ai cũng rõ. Có thể định nghĩa một cách đơn giản cảm xúc chính là sự phản ứng, rung động của con người khi bị tác động ngoại cảnh, con người từ bên ngoài.

Cảm xúc là gì? Cảm xúc giữa mọi người có giống nhau không? Có thể nói ở mỗi một cá thể, họ sẽ có cách phản ứng riêng với cùng 1 sự việc. Chính vì thế, không ai có thể định nghĩa rõ ràng cảm xúc là vui, buồn, tức giận, mà chỉ có thể gọi cảm xúc là phản ứng.

Mức độ cảm xúc như thế nào? Việc nhận định cảm xúc là gì đã khó, việc nhận định rõ ràng về các mức độ cảm xúc còn khó hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên cảm xúc có thể chia rõ ràng thành: Cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Chính cảm xúc sẽ điều hướng hoạt động và có thể điều khiển.

2.Các khía cạnh cơ bản của cảm xúc

Cảm xúc có rất nhiều mặt khác nhau, tuy nhiên chúng ta có thể thấy những khía cạnh cảm xúc cơ bản mà con người dễ biểu hiện ra bên ngoài nhất đó là:

  • Vui vẻ

Vui vẻ được xem là một cảm xúc tích cực cần được nuôi dưỡng. Mặc dù cảm xúc vui vẻ rất dễ nhận thấy ở một con người, nhưng vì dễ nhận thấy nên nó cũng thường được người ta ngụy tạo.

Biểu hiện rõ ràng nhất khi bạn vui vẻ đó chính là cười, nhưng một người đang cười không có nghĩa họ đang có cảm xúc vui vẻ thật sự. Có người nhận định rằng có thể phân biệt nụ cười vui vẻ thực sự và giản tạo qua nếp nhăn ở đuôi mắt. Nếu một người đang nở nụ cười trên miệng nhưng họ lại không vui vẻ thực sự, các giác quan khác trên khuôn mặt sẽ không được tươi tắn.

Khi một người không vui nhưng cố cười thì trước đó bạn sẽ thấy họ cau màu hoặc có vài giây cơ mặt bị “đơ”. Nếu một người không mang cảm xúc vui vẻ thật sự nhưng vẫn phải che giấu vấn đề mà mình đang gặp phải, nếu là mối quan hệ quen thân, bạn đừng quên dành cho họ một lời hỏi thăm nhé.

  • Buồn rầu

Có lẽ vui vẻ dễ làm giả bao nhiêu thì buồn rầu lại là một cảm xúc khó có thể che giấu. Khi một người thất bại và buồn bã, chắc chắn họ sẽ mất tập trung vào những gì họ đang nghe, đang nhìn thấy. Bạn có bao giờ nghe thấy câu nói “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” chưa?

Khi cảm xúc buồn bã đang “xâm chiếm” thì họ sẽ chỉ nhận thấy những điều tiêu cục xung quanh mình mà thôi, cho dù đó là điều tích cực, nhưng họ vẫn sẽ nhận ra những điểm tiêu cực bên trong vấn đề. Sự buồn bã không thể nào hết trong chốc lát, nhất là khi mức độ buồn bã cao. Bạn hãy thông cảm, hỏi thăm và nếu đối tượng chia sẻ, hãy lắng nghe. Cho họ những khoảng trống yên tính để họ có thể vượt qua quãng thời gian khó khăn đó.

  • Ngạc nhiên

Ngạc nhiên và sợ hãi có đôi chút giống nhau, nếu không nhìn nhận rõ ràng thì bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn. Cả hai trạng thái cảm xúc này đều khiến đôi mắt mở to hơn bình thường, nhưng điểm khác biệt chính là ở phần lông mày. Khi ngạc nhiên, phần lông mày của người đó sẽ cong và có phần được nâng lên. Cảm xúc ngạc nhiên xảy ra khi đột xuất có chuyện bất ngờ khiến bạn không phản ứng kịp thời.

  • Khinh bỉ

Một khía cạnh nữa của cảm xúc mà bạn không thể không quan tâm đó chính là thái độ khinh bỉ. Đây được xem là một cảm xúc nguy hiểm, nó có thể làm thay đổi một mối quan hệ theo hướng tiêu cực nhất.

Khinh bỉ chính là cảm xúc thể hiện sự xem thường, thiếu tôn trọng đối tượng. Một số người còn thể hiện rõ ràng sự khinh bỉ của mình qua điệu cười “nhếch mép” đầy ẩn ý.

Khinh bỉ chính là một cảm xúc được người biểu lộ đối với những đối tượng mà họ cho là “nằm cơ dưới”. Cảm xúc khinh bỉ luôn để lại ấn tượng không tốt cho đối tượng bị khinh bỉ.

3. Có thể làm chủ cảm xúc hay không?

Có thể làm chủ cảm xúc hay không?

Bạn đã biết cảm xúc là gì và những khía cạnh của cảm xúc rồi đúng không nào. Vậy bạn có biết làm cách nào để làm chủ cảm xúc của chính mình hay không? Chính việc điều khiển cảm xúc của bản thân là cách tốt nhất để thay đổi suy nghĩ, lời nói và hành động của chính mình theo một hướng tích cực hơn.

Làm chủ cảm xúc và đè nén cảm xúc là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau. Đè nén cảm xúc chính là nén thứ cảm xúc mà mình muốn bộc lộ lại bên trong con người mình. Trong khi đó, làm chủ cảm xúc lại chính là bản thân mình cho phép cảm xúc này chuyển hóa sang 1 khía cạnh cảm xúc khác hoặc biến đổi mức độ và chừng mực khi biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài. Việc làm chủ cảm xúc giúp bạn làm chủ bản thân, làm chủ tình thế và tránh gây ra những trường hợp đáng tiếc.

 

2 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here