Thực ra deep sleep đối với con người là một giấc ngủ sâu nhưng đối với máy tính thì đó là một chế độ “ngủ đông” mà thôi. Và thường bạn vẫn nghe một câu đấy là cần phải ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày cơ thể mới khoẻ mạnh – mình hoàn toàn đồng ý với ý kiến này nhưng không phải ai cũng đủ thời gian để ngủ đủ 8 tiếng /ngày đó nên có những mốc thời gian để bạn ngủ ít hơn 8 tiếng đấy mà cơ thể vẫn tỉnh táo không bị mỏi mệt.
Nào cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé.
1. Deep sleep là gì?
Có 3 giai đoạn ngủ chủ yếu:
- Giai đoạn ru ngủ (NREM 1): Giai đoạn không nháy mắt liên hồi đầu tiên, chiếm 2-5% thời lượng ngủ (khoảng 10 phút). Đây là giai đoạn bạn bắt đầu rơi vào giấc ngủ, nhưng rất dễ bị đánh thức.
- Giai đoạn ngủ nông, sâu và rất sâu (NREM 2,3 và 4): chiếm gần 80% thời lượng ngủ. Nhịp tim có xu hướng giảm xuống và nhiệt độ cơ thể cũng dần giảm.
- Giai đoạn ngủ mơ (REM): Giai đoạn nháy mắt liên hồi, là giai đoạn giấc mơ được hình thành, cơ thể tiết ra hormone làm tê liệt chân tay. Thường chiếm 20% thời lượng ngủ.
Deep sleep được dịch ra nghĩa là: “giấc ngủ sâu” và nếu trưởng thành thì con người thật sự cần một giấc ngủ như vậy để hồi phục lại sức khỏe sau những ngày làm việc.
2. Deep sleep như thế nào và bao lâu là đủ?
Giấc ngủ sâu đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm bớt thời gian giấc ngủ của bạn trong một ngày. Nhiều tài liệu đã đề cập đến một phương pháp vô cùng đặc biệt giúp bạn chỉ cần ngủ ít tiếng mỗi ngày mà vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và tỉnh táo. Nó được gọi là phương pháp ngủ khoa học (polyphasic sleep) đã từng được Danh họa Leonardo De Vinci áp dụng để có nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu, phát minh và sáng tác nghệ thuật.
Hầu như việc cơ thể chìm vào một giấc ngủ rất sâu nếu cơ thể người đó làm việc nặng nhọc, mệt mỏi cả ngày dài và họ rất dễ dàng đạt được điều này. Còn đối với người không mệt mỏi thì sao – chúng ta vẫn có một số cách để thực hiện nhưng cần 1 chút xúc tác như:
- Ăn một quả chuối
- Tắm nóng
- Mặc đồ ngủ khi ngủ:
- Không ngủ với vật nuôi trên giường:
- Massage thư giãn trước ngủ:
- Rắc nhẹ nước hoa trên giường và gối:
- Thưởng thức nhạc trước khi ngủ
3. “Ngủ ít” làm sao để cơ thể không bị mỏi mệt?
Nếu bạn nào ngủ nhiều hơn 8 tiếng mà bị mệt thì trường hợp này mình không nhắc đến nhé. =))) Còn bình thường nếu ngủ ít hơn 8 tiếng mà bạn muốn cơ thể không bị mệt thì bạn chỉ cần tuân theo quy tắc số giờ ngủ như này là hoàn toàn ok.
Công thức đơn giản cho một giấc ngủ ngon là: Thời gian bắt đầu ngủ + 90′ x “n” + 14′ = Thời gian thức giấc Trong đó: n có giá trị từ 3 đến 6 thì giấc ngủ của bạn sẽ thoải mái nhất. Hiểu một cách đơn giản hơn: bạn có thể ngủ chính xác là 9 tiếng 14’, 7 tiếng 44’, 6 tiếng 14’ hoặc 4 tiếng 44’ đều mang lại cho bạn cảm giác tỉnh táo vào sáng hôm sau.
Còn nếu muốn thức dậy với cơ thể tràn đầy năng lượng thì bạn có thể theo mô hình dưới đây.
4. Kết luận:
OKe như vậy là bài viết này mình đã hướng dẫn các bạn cách Deep sleep bao lâu là đủ? và bonus thêm cả cách ngủ ít nhưng cơ thể không bị mệt nữa – Hi vọng đã đem lại các kiến thức bổ ích tới các bạn.
Tuy nhiên ngủ kiểu gì thì ngủ cuối tuần các bạn cũng nên có 1 hôm ngủ nướng để cơ thể bù đắp lại những hôm thiếu hụt giấc ngủ nhé -nếu không là mau già và hại sức khoẻ lắm.