Hồi nhỏ mỗi lần mẹ nhờ đi mua kim tiêm ngoài tiệm thuốc để chích thuốc cho chó đang bị ốm thì khi ra tiệm thuốc để mua họ lại hỏi có lấy nước cất không? mình thấy rất lạ nên về hỏi mẹ, mẹ nói rằng chắc thấy mày gầy quá người ta tưởng nghiện nên đưa thêm nước cất cho. Và mình tự hỏi nước cất là gì mà mấy tên nghiện lại cần thứ đó, mãi sau này khi lớn lên mình mới có câu trả lời về nước cất này.
1. Nước cất là gì?
Theo wiki: Nước cất là nước tinh khiết, nguyên chất, được điều chế bằng cách chưng cất và thường được sử dụng trong y tế như pha chế thuốc tiêm, thuốc uống, biệt dược, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương.
Thành phần nước cất hoàn toàn không chứa các tạp chất hữu cơ hay vô cơ, do đó nó cũng là dung môi thích hợp để rửa dụng cụ thí nghiệm, pha chế hóa chất hoặc thực hiện một số phản ứng hóa học.
2. Có những loại nước cất nào bạn cần biết?
Thực tế nước cất được chia làm 3 loại:
- Nước cất thông thường được chia thành 3 loại:
- Nước cất 1 lần (qua chưng cất 1 lần)
- Nước cất 2 lần (nước cất 1 lần được chưng cất thêm lần
- Nước cất 3 lần (nước cất 2 lần được chưng cất thêm lần
Ngoài ra, nó còn được phân loại theo thành phần lý hóa (như TDS, độ dẫn điện,…). tiêu chuẩn ngành để đánh giá chất lượng.
3. Có nên dùng nước cất không?
Vì đặc tính của nước cất là rất rất sạch và ở các nước phương Tây, nước máy ở các nước phương Tây nhìn chung gần đạt đến từ gọi là “nước cất” bởi vì chúng nằm trong giới hạn an toàn và chấp nhận được về vi rút, vi khuẩn và các vi trùng khác.
Vậy chúng có an toàn về sức khỏe?: Câu trả lời là có, bởi vì nước cất có tác dụng:
+ Làm sạch cơ thể
Khi nước cất là nước tinh khiết nên khi dùng để uống sẽ giúp cung cấp đủ nước và có tác dụng thanh lọc cơ thể rất hiệu quả.
+ Giảm nguy cơ mắc bệnh
Nước cất đã qua quá trình chưng cất nên đã loại bỏ được các mầm bệnh trong nguồn nước, bởi hầu hết các vi khuẩn gây bệnh đều không thể sống sót được trong quá trình chưng cất. Thế nên, sử dụng nước cất đúng cách và hiệu quả sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.
+ Giảm nguy cơ tiêu thụ hóa chất độc hại
Trong nước cất đã loại bỏ hết các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Ngoài ra, nước cất còn có thể loại bỏ các hóa chất độc hại và các kim loại nặng, thuốc trừ sâu hoặc các chất gây nhiễm phóng xạ khác nên hoàn toàn an toàn. Đó chính là lý do vì sau nước cất là dung môi rất thích hợp để rửa dụng cụ thí nghiệm, pha chế hóa chất hoặc thực hiện một số phản ứng hóa học khác.
Nhưng dù sao nước cất cũng không hề có hại cho sức khỏe nhưng nhiều người không thích mùi vị của nó cho lắm, xét cũng vì khẩu vị của mỗi người khác nhau nên mới thế.
4. Nước cất có ứng dụng gì trong cuộc sống:
– Trong y tế
Dùng để sắc thuốc và các loại thuộc đặc chế khác.
Dùng tráng rửa các dụng cụ y tế
Dùng trong xét nghiệm, trong phòng khám y tế
Dùng để pha hóa chất
– Trong công nghiệp
Nước cất dùng trong y tế và nước cất dùng trong công nghiệp không được sản xuất giống nhau, vì nước cất y tế có yêu cầu rất cao nên được sản xuất theo quy trình riêng, còn nước cất công nghiệp hầu hết đều được sản xuất theo các dây chuyền công nghiệp nhưng cũng có rất nhiều các tiêu chuẩn khắt khe.
- Dùng để đổ các loại bình ắc quy.
- Dùng trong nồi hơi.
- Dùng trong sản xuất các vi mạch dùng trong điện tử.
- Dùng trong sản xuất các thiết bị cơ khí yêu cầu độ chính xác cao.
- Ứng dụng trong công nghệ sơn và mạ.
- Sử dụng để pha chế các loại hóa chất công nghiệp.
- Ngoài ra nước cất còn được sử dụng trong phòng thí nghiệm và dùng sản xuất một số chất đặc biệt khác.