O/F là gì? Tìm hiểu về O/F

0
348
O/F là gì? Tìm hiểu về O/F

Nghe có vẻ khá giống từ OF nhưng thực tế thì khác. O/F thường được hiểu theo định nghĩa của ngành đường biển. Oke và bây giờ cùng sieutonghop.com tìm hiểu nhé!

1. O/F là gì?

Phí OF có tên gọi đầy đủ là Ocean Freight surcharges hay phụ phí cước biển là chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích hay còn được gọi là cước đường biển. Đây là khoản phí được tính thêm vào cước biển. Cụ thể, phí Ocean Freight surcharges sẽ tính thêm vào biểu giá của hãng tàu hay công hội.

Tuy nhiên, quy định về phí O/F không cố định mà có thể thay đổi linh hoạt theo thời gian hoặc hãng tàu. Trong một số trường hợp cụ thể, hãng tàu sẽ cung cấp thông tin về những thông báo cho các khoản phụ phí O/F mới cho người gửi hàng ở một thời điểm ngắn nhất định trước khi được áp dụng công khai.

Lưu ý, trong quá trình làm giá và thuê dịch vụ logistics cần phải làm rõ tổng chi phí vận chuyển bao gồm cả phí O/F.  Trên thực tế, khoản phí này thường đóng cho hãng tàu nên nhiều trong phí thu vận chuyển không bao gồm khoản phụ phí O/F khiến nhiều người chưa hiểu rõ về các khoản phí dễ bị hiểu nhầm không đáng có.

2. Một số OF sẽ bao gồm các khoản phụ phí như sau:

  • GRI (General Rate Increase): Phụ phí tăng giá vận chuyển, áp dụng vào mùa cao điểm.
  • PSS (Peak Season Surcharge): Dùng trong thời điểm hàng cần vận chuyển nhiều, khoảng đợt tháng 8 đến tháng 1 năm sau.
  • BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí cho thấy giá nguyên liệu có biến động.
  • CAF (Currency Adjustment Factor): Bù đắp chi phí phát sinh cho hãng tàu do tỷ giá ngoại tệ lên xuống thất thường.
  • COD (Change of Destination): Phụ phí nếu chủ hàng yêu cầu thay đổi điểm đến của cảng, dùng cho lưu container, vận chuyển đường bộ, đảo chuyển, xếp dỡ,…
  • LSS (Low Sulphur Surcharge): Bù đắp cho khu vực ECA (Khu vực kiểm soát khí thải), nhằm giảm thiểu lưu huỳnh.
  • DDC (Destination Delivery Charge): Chi phí bù đắp cho việc hạ hàng ra khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng bãi,…
  • PCS (Panama Canal Surcharge): Phụ phí khi qua kênh đào Panama.
  • PCS (Port Congestion Surcharge): Phụ phí khi cảng bị tắc nghẽn.
  • AMS (Automatic Manifest System): Phí khai báo hải quan tự động, áp dụng cho hàng đi Canada, Mỹ, Trung Quốc.
  • SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí khi qua kênh đào Suez.
  • ENS (Entry Summary Declaration): Phí khai Manifest khi nhập hàng sang EU, nhằm đảo bảo tiêu chuẩn an ninh cho quốc gia khối liên minh.
  • CIC (Container Imbalance Charge): Phí khi container bị mất cân đối vỏ.
  • AWB (Airway Bill of Lading): Phí chứng từ cho hãng tàu làm thủ tục và vận đơn cho hàng hóa xuất khẩu qua đường hàng không.
  • THC (Terminal Handling Charge): Phí bù đắp cho các hoạt động như tập kết, di dời, xếp dỡ container từ cảng ra cầu tàu.
  • WRS (War Risk Surcharge): Phụ phí khi có biến động xảy ra do chiến tranh.

3. Một số định nghĩa khác của từ O/F

Từ O/F được dùng trong nhiều trường hợp tùy thuộc vào ngữ cảnh. Ví dụ:

  1. Oxygen/Fuel Ratio (Tỷ lệ khí Oxy và nhiên liệu): Là tỷ lệ giữa lượng khí oxy và nhiên liệu cần thiết để đảm bảo một quá trình đốt diễn ra hiệu quả. Đây là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực đốt cháy.
  2. Order Fulfillment (Đáp ứng đơn hàng): Là quá trình thực hiện các yêu cầu của khách hàng liên quan đến việc giao hàng, đóng gói, vận chuyển và phân phối hàng hóa.
  3. Open/Forward (Mở/Chuyển tiếp): Là một tính năng trên các máy chủ email, cho phép người dùng chuyển tiếp các email đã nhận đến địa chỉ email khác.