OEM có nhiều nghĩa nhưng để cho dễ hiểu nhất chúng ta có thể hiểu chúng như sau:
1. Định nghĩa OEM là gì?
OEM là từ viết tắt của original equipment manufacturer (OEM) là một công ty sản xuất các bộ phận và thiết bị có thể được bán bởi nhà sản xuất khác. Ví dụ, Foxconn, một công ty sản xuất hợp đồng điện tử của Đài Loan, chuyên sản xuất nhiều bộ phận và thiết bị cho các công ty như Apple Inc., Dell, Google, Huawei, Nintendo, Xiaomi, v.v., là công ty OEM lớn nhất thế giới. cả quy mô và doanh thu.
Nói một cách dễ hiểu OEM là một hình thức kinh doanh mà nhà sản xuất A sản xuất một loại mặt hàng bất kỳ theo yêu cầu, rồi cung cấp cho nhà sản xuất B. Nhà sản xuất B sẽ tạo ra sản phẩm mang thương hiệu của nhà sản xuất B mà không phải A để phân phối ra thị trường.
VD: Đa số các công ty sản xuất giầy da và dệt may ở Việt Nam đều hoạt động theo hình thức công ty OEM. Họ nhận các mẫu thiết kế, nguyên liệu theo yêu cầu của công ty đặt hàng sau đó sản xuất theo mẫu và gắn thương hiệu của những công ty đặt hàng lên sản phẩm.
2. OEM tốt hay xấu?
Theo bản thân mình thấy – OEM không hề xấu ngược lại chúng còn rất tốt -để hình dung chúng ta có thể nghĩ như thế này: Hàng hóa được sản xuất theo hình thức OEM sẽ có giá cạnh tranh rẻ hơn nhiều so với giá sỉ bình thường. Không những thế, OEM còn có sự liên quan chặt chẽ đến hai thành phần tham gia đó chính là công ty cung cấp nguồn sản phẩm (còn gọi là nhà sản xuất A) và công ty đặt hàng sản xuất (còn gọi là nhà sản xuất B). Khi tìm hiểu về OEM là gì chắc chắn các bạn sẽ được biết về điều này.
Tuy nhiên OEM cũng có mặt hại đó là tình trạng bị ăn cắp về công nghệ nhất là trong may mặc bạn có thể thấy tình trạng 1 chiếc áo được thiết kế bởi công ty A thuê thiết kế với giá rất cao thì đương nhiên giá sẽ cao rồi. Nhưng bên B mua 1 chiếc áo đó về và bắt trước mẫu mã dù không giống 100% nhưng cũng được 99% và giá bán ra rẻ hơn nhiều + sản xuất hàng loạt và họ không cần mất tiền thiết kế nên tiết kiệm được rất nhiều. Và đương nhiên người dùng thấy 2 chiếc áo giống nhau 1 chiếc rẻ 1 chiếc đắt họ sẽ chọn cái rẻ để mua rồi.
3. Điểm khác biệt của OEM và mô hình kinh doanh truyền thống
Không giống như hàng Replica – Điểm khác biệt giữa mô hình kinh doanh truyền thống và mô hình OEM là ở khâu sản xuất. Phương thức OEM bỏ qua toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất, nên chi phí đầu tư ban đầu của một doanh nghiệp có thể không lớn. Chính đặc điểm này đã tạo cho mô hình OEM nhiều lợi thế. Đó là có thể triển khai nhiều ý tưởng kinh doanh, thử nghiệm với nhiều sản phẩm cùng một lúc, có thể thâm nhập thị trường một cách nhanh nhất. Mặt khác, công ty sản xuất sẽ có khả năng tiếp cận được với các thành quả nghiên cứu, công nghệ mới mà công ty đặt hàng đang nắm giữ. Vì vậy, tránh trường hợp ăn cắp công nghệ các công ty đặt hàng cần phải lựa chọn nhà sản xuất, nhà cung ứng đáng tin cậy.