okr là gì? Ví dụ về okr

0
717
okr là gì? Ví dụ về okr

Nhiều khi chúng ta sẽ tự hỏi okr là viết tắt của từ gì? hay okr là viết tắt của từ nào? thì hôm nay sieutonghop sẽ hướng dẫn cho các bạn về okr nhé?

1.okr là gì? 

OKRs và viết tắt của từ (Objective Key Results) là một công cụ mạnh mẽ giúp thiết lập và đo lường mục tiêu (GOAL). Andrew Grove được biết đến như là cha đẻ của OKR, khi ông đã giới thiệu cách ông áp dụng OKR với Intel trong quyển sách của mình được xuất bản năm 1983 – High Output Management.

Ngoài ra OKR còn được biết đến với cái tên “iMBOs” (Intel Management by Objectives). John Doerr đã tiếp cận được OKR khi còn là người bán hàng cho Intel, và sau này ông đã giới thiệu nó đến với Google (lúc này khoản vào năm 1999). Sau đó OKR được công nhận tại Google, và nhanh chóng trở thành một phần văn hoá tại đây. Đây cũng chính là bàn đạp giúp OKR trở nên nổi tiếng và được nhiều công ty áp dụng như ngày nay.

2. Cấu trúc của OKR?

​OKR bao gồm 2 phần:

  • Objectives: Còn được hiểu là “What”, tức là mục tiêu, chúng ta cần đạt được là gì?
  • Key Results: Còn được hiểu là “How”, tức là những chỉ số giúp đo lường tiến trình để đạt được mục tiêu đó. Giống như việc trả lời câu hỏi: Làm sao bạn biết được bạn đã đạt được mục tiêu?

Objective là mục tiêu của công ty, của phòng ban hoặc cá nhân. Trong khi đó, Key Result là những bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu. Hệ thống này được duy trì từ bộ máy cấp cao trong tổ chức đến từng cá nhân, tạo ra mối liên kết giữa các tầng mục tiêu tác động lên nhau và giúp mọi người có chung một chí hướng.

3. Mô hình của ORC?

Mô hình điển hình của ORC doanh nghiệp
Mô hình điển hình của ORC doanh nghiệp

Chúng ta có thể hình dung ra từ sơ đồ đó là:

  • OKR cấp độ công ty luôn được chú trọng nhất.
  • OKR cấp độ bộ phận và phòng ban sẽ là ưu tiên của phòng ban đó (thay vì phòng ban chỉ thực hiện hàng loạt các OKR cá nhân)
  • OKR cấp độ cá nhân thể hiện công việc mà cá nhân đó sẽ tập trung hoàn thành

4. Lợi ích của ORC đem lại?

Rõ ràng ORC sẽ đem lại những lợi ích cực kỳ to lớn rồi.

Thứ nhất: Là giúp cho doanh nghiệp có liên kết nội bộ chặt chẽ: Để đảm bảo từ đội ngũ quản trị >>> tất cả mọi người đều có chung một định hướng.

Thứ hai: Tăng tính minh bạch: OKR sẽ xây dựng văn hoá minh bạch cho công ty, nên các cá nhân có thể biết được công việc của các phòng ban khác.

Thứ ba: Trao quyền tới nhân viên: Nhân viên, C&B, …. có kết quả làm việc tốt đều có thể được cân nhắc lên các vị trí cao hơn – tạo cơ hội phát triển cho nhân viên.

Thứ 4: Đo lường được tiến độ hoàn thiện mục tiêu: Qua các chỉ số, OKR sẽ phản ánh được các cá nhân, phòng ban và toàn thể công ty đang hoàn thiện được bao nhiêu % mục tiêu.

Thứ 5: Đạt kết quả tốt: OKR cho phép người quản lý lãnh đạo chèo lái công ty đi đúng hướng tăng khả năng hoàn thành công việc, giúp công ty có thể đạt những kết quả ấn tượng.

>>> eps là gì? Tìm hiểu tất cả về eps?