Trọng lượng là gì vật lý 6? Công thức tính trọng lượng?

2
3510

Ở môn vật lý lớp 6 chúng ta đã được học về trọng lượng rồi phải không nào? Khái niệm và công thức tính cũng rất dễ dàng thôi, ở bài viết này mình sẽ tổng hợp lại cho các bạn về trọng lượng là gì trong vật lý lớp 6 và công thức tính trọng lượng chi tiết cho các biết?

1. Trọng lượng là gì?

Trọng lượng là tác dụng lực hút của trái đất lên mọi vật làm cho nó đứng im tại vị trí đó.

* Khối lượng (đơn vị là kg): Là phép đo lượng vật chất trong vật thể. Nói một cách dễ hiểu thì khối lượng dùng để so sánh vật này nặng hay nhẹ hơn vật khác nhờ vào thể tích và khối lượng riêng của vật đó. Đơn vị của khối lượng là kg.

Ghi chú:
+ Nhiều người nhầm khái niệm “Khối lượng” thành “Thể tích (đơn vị là m3)” vì … nó có chung từ “khối (trong mét khối)”!!!
+ Về mặt lý thuyết khối lượng được đo bằng cân thăng bằng (một bên đặt quả cân tiêu chuẩn – được lưu giữ ở Thụy Sỹ), một bên đặt vật cần cân xem nó gấp (hoặc kém) bao nhiêu lần quả cân đó, từ đó tính ra khối lượng vật cần cân. Vậy nên khối lượng không phụ thuộc lực hút trái đất (bạn đặt lên sao hỏa hay mặt trăng thì phép so sánh bằng cân thăng bằng này vẫn cho kết quả như nhau).

* Trọng lượng (đơn vị là N): Do ngày nay người ta hay dùng cân lò xo nên nảy sinh thêm một khái niệm nữa là “Trọng lượng”. Người ta tính được sự liên quan tương đối giữa khối lượng và trọng lượng trên bề mặt trái đất (1kg tương đương 9.8N). Vì vậy các nhà sản xuất tạo ra cân lò xo, cân trọng lượng của vật sau đó quy đổi thành khối lượng (với sai số có thể chấp nhận được).

2. Công thức tính trọng lượng?

Công thức tính trọng lượng, công thức tính khối lượng riêng, công thức tính khối lượng…

Trọng lượng được định nghĩa là giá trị của trọng lực tác dụng lên vật, khái quát hóa về công thức toán học là w = mg.
Vì trọng lượng chính là một lực, do đó các nhà khoa học còn viết công thức này theo cách khác là F = mg.

  • F = kí hiệu trọng lượng, đo bằng Newton, N.
  • m = kí hiệu khối lượng, tính bằng kilogam, kg.
  • g = kí hiệu gia tốc trọng trường, có đơn vị là m/s2, tức mét trên giây bình phương.

Khi bạn sử dụng đơn vị là ‘mét, gia tốc trọng trường trên bề mặt trái đất sẽ là 9,8 m/s2. Đây là giá trị kèm đơn vị chuẩn quốc tế và bạn nên sử dụng giá trị này.
Nếu bạn bắt buộc phải dùng feet thì giá trị gia tốc trọng trường bạn cần sử dụng là 32,2 f/s2, về bản chất giá trị không thay đổi mà chỉ quy theo feet thay vì mét.

  • Công thức tính khối lượng: D=mV⇒m=D.V.
  • Công thức tính khối lượng riêng: D=mV.
  • Công thức tính trọng lượng riêng: d=PV.
  • Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng:
  • P=10.m

Đơn vị:

  • Khối lượng riêng: D (kg/m3).
  • Trọng lượng riêng: d (N/m3).
  • Khối lượng: m(kg).
  • Trọng lượng: P(N).
  • Thể tích: 

>>> p là gì trong vật lý? Công thức tính p

2 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here