Hiện tượng jonathan galindo là gì?

0
1080

Mục lục bài viết

* Về jonathan galindo

Jonathan Galindo khởi nguồn từ Mexico và lan sang nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo báo chí Mexico, hình đại diện gã hề thực chất chỉ là một sản phẩm của nghệ sĩ Dusky Sam, ra đời vào khoảng thời gian 2012 – 2013.

1. Về sự ra đời của jonathan galindo

Một tài khoản mang tên Jonathan Galindo (thường nhắm tới các MXH nhiều người trẻ sử dụng như Discord, Facebook, Instagram, Tik Tok, Twitter…) để gửi đi lời mời kết bạn và nhắn tin cho mọi người.

Trong đó, nội dung tin nhắn có chứa 1 đường link mà khi nhấp vào, bạn sẽ làm lộ địa chỉ IP của thiết bị mình sử dụng. Thông qua đó, tài khoản bí ẩn Jonathan Galindo sẽ tìm được thông tin và địa chỉ thật của bạn. Và hắn đưa cho bạn 2 lựa chọn buộc phải thực hiện:

  • – Thực hiện thử thách Cá Voi Xanh,
  • – Hoặc nó sẽ ám sát cả gia đình bạn.

Thử thách Cá Voi Xanh (Blue Whale Challenge) cũng là một trào lưu từng xôn xao cộng đồng vào khoảng năm 2018. Trò chơi này bắt nguồn từ Nga, sau đó lan rộng sang nhiều quốc gia. Nó yêu cầu người chơi phải thực hiện hàng loạt thử thách vào lúc 4h sáng trong 50 ngày liên tiếp.

Mức độ của trò chơi này có cả nhẹ nhàng, bình thường cho tới nguy hiểm như xem phim Cá voi xanh; xem phim kinh dị; vẽ hình cá voi xanh (bằng bút bi) lên cơ thể; sử dụng dao, lưỡi lam hoặc kim khâu để tạo hình dáng cá voi lên cánh tay hoặc chân… Mức độ cao nhất của thử thách này chính là tự sát.

Tương tự trò chơi này, thử thách Momo cũng từng khiến nhiều người xôn xao vào dịp năm 2019. Không ít người đã bị cuốn vào những thử thách này. Bắt đầu từ những điều đơn giản như nói với bố mẹ, bạn bè câu gì đó, cho đến việc tung tin đồn, tự hại bản thân, và tự sát. Khoảng mười thiếu niên trẻ đã thực hiện thử thách này và qua đời, bao gồm một cậu bé 13 tuổi ở Belgium.

Cư dân mạng từng chứng kiến không ít những lời đồn đại hay truyền thuyết hơi hướng kinh dị kiểu vậy. Và thực tế rất nhiều người vì tò mò hoặc sợ hãi mà làm theo. Truyền thông Mexico cho biết, tài khoản này xuất hiện như một trào lưu và khiến nhiều người sợ hãi.

Ngoài ra còn rất nhiều trò khác nữa nhưng có lẽ chỉ tác dụng được ở nước ngoài chứ ở Việt Nam thì …. chắc chả ma nào nó thèm chơi :D.

Bonus: Dĩ nhiên, nhân vật Jonathan Galindo này là không có thật, nó chỉ là sản phẩm mặt nạ mà thôi. Tuy nhiên, có người đã dùng Jonathan Galindo với mục đích xấu, vì thế, cẩn thận vẫn là trên hết.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here