Tiềm thức là gì? Những bí mật về sức mạnh của tiềm thức

0
1186
Tiềm thức là gì? Những bí mật về sức mạnh của tiềm thức

Mục lục bài viết

1.Tiềm thức là gì?

Bạn có thể hiểu: Tiềm – đang ẩn sâu bên trong; Thức – Ý thức của mỗi con người.

Tiềm thức là gì? Tiềm thức chính là không có sự suy nghĩ, chuẩn bị về tinh thần nào trước khi đưa ra một quyết định. Tiềm thức dựa trên những kinh nghiệm hay những hành động đã từng làm, lặp lại nhiều lần mà đưa ra quyết định.

Tiềm thức hoàn toàn không bị giới hạn, trừ khi nó được giới hạn do chủ ý lựa chọn của mỗi người. Tất cả hình ảnh về chính bản thân mình, thói quen, tính cách đều “sinh sống” trong tiềm thức.

Có thể nói tiềm thức chính là sự thường xuyên, vô tận và nó sẽ chỉ hoạt động tại một thời điểm. Tiềm thức giống như một kho tàng, nó lưu trữ tất cả những ký ức của bạn, dù ấn tượng hay chỉ thoáng qua.

Tiềm thức là gì? Chúng có khả năng như thế nào? Tiềm thức có khả năng: Tự xử lý mở rộng, trí nhớ dài hạn (giá trị, niềm tin trong quá khứ, thái độ, kinh nghiệm…), khả năng xử lý cùng một lúc nhiều việc, sự thôi thúc cơ thể di chuyển ở vận tốc cao, xử lý nhiều mẩu thông tin…

Tiềm thức có quyền năng hơn ý thức rất nhiều. Nếu ý thức là phần nổi của tảng băng trôi thì tiềm thức chính là tảng băng ngầm chìm xuống sâu dưới mặt nước.

2. Những bí mật về sức mạnh của tiềm thức

Tiềm thức là gì thì chúng ta đã biết. Chúng ta cũng đã nhận định được rằng tiềm thức đóng vai trò to lớn và đồ sộ hơn gấp nhiều lần so với ý thức. Vậy tiềm thức có sức mạnh như thế nào?  Tại sao sức mạnh về tiềm thức của con người luôn là bí mật?

Bật mí những bí mật trong sức mạnh của tiềm thức

  • Ký ức luôn thay đổi

Trong não bộ của con người, những ký ức sẽ giống như từng đoạn video nhỏ được “lưu trữ” trong bộ nhớ. Khi bị lưu trữ quá lâu, ký ức sẽ có khả năng thay đổi, bộ não chỉ lưu giữ những ký ức gần đây nhất.

  • Số lượng bạn bè không phải là vô hạn

Theo như con số thống kê thì đa số một người chúng ta chỉ có khoảng vài trăm người bạn thật sự cho dù trên mạng xã hội bạn có hàng trăm, hàng nghìn bạn bè, vài chục nghìn lượt theo dõi. Tiềm thức của một người sẽ chỉ cho bạn nhận thấy và ghi nhớ những người thật sự là bạn của mình mà thôi.

  • Khi bận rộn chúng ta thường cảm thấy vui vẻ

Thử lấy một ví dụ nhé: Khi bạn đứng chờ 1 người tại một địa điểm trong vòng 30 phút bạn sẽ cảm thấy lâu hơn khi mình đang di chuyển trên xe tới điểm hẹn trong 30 phút. Mặc dù là cùng một khoảng thời gian như nhau nhưng vì bộ não của chúng ta không “thích thú” khi rảnh rỗi. Khi cơ thể hoạt động, bạn sẽ có cảm giác như mình đang dần tiến đến mục tiêu, nhờ vậy mà não đã tiết ra một loại hormone hạnh phúc làm bạn cảm thấy vui vẻ.

  • Năng suất của não bộ không lớn như bạn vẫn nghĩ

Theo như một số nghiên cứu, bộ não của chúng ta thông thường chỉ cho phép nhớ một lúc 3 – 4 điều, thời gian để ghi nhớ cũng không quá 30 giây. Nếu bộ não không có ấn tượng và liên tục làm mới thông tin thì bạn sẽ nhanh chóng quên đi những gì mình vừa nhìn thấy.

  • Bạn luôn có khoảng thời gian để mơ màng mỗi ngày

Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng: trong một ngày, con người chúng ta thường dành ra ít nhất 30% để mơ màng, đôi khi lên tới 70%. Tuy nhiên mơ màng cũng giúp bộ não giảm căng thẳng, mệt mỏi và sáng tạo ra nhiều điều mới mẻ.

  • Chúng ta luôn có nhiều lựa chọn

Tiềm thức cho phép con người lựa chọn nhiều nhất có thể. Trong quá trình lựa chọn, bạn mới có thể xem xét đâu là món đồ phù hợp mà mình cần.

  • Đôi khi đưa ra quyết định một cách vô thức

Đối với những ai có tính cách cẩn thận thường sẽ nghĩ rằng mọi quyết định mình đưa ra đều đã tính toán kỹ lưỡng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều quyết định trong một ngày được chúng ta đưa ra một cách vô thức. Vì đơn giản, chúng ta không nghĩ, không suy tính mà chúng ta cứ làm thôi.

Vì mỗi một giây trôi qua, não bộ phải “đón tiếp” rất rất nhiều những đơn vị dữ liệu xung quanh. Nhưng nếu dữ liệu nào cũng khiến não phải vận hành thì sẽ mất “sức” đúng không nào. Chính vì thế, đa phần những công việc hàng ngày đều được làm như đã lập trình tự động, không cần suy nghĩ.

Đôi khi chính sự nhạy bén nhanh nhẹn này lại khiến bạn hoài nghi về chính quyết định của bản thân mình. Ví dụ như: Bạn ra khỏi nhà nhưng đi được nửa đường thì không nhớ đã tắt máy lạnh hay chưa, đã khóa cửa bếp hay chưa…

  • Tiềm thức cũng không đa nhiệm

Theo như những nghiên cứu của các nhà khoa học. Tiềm thức cũng chỉ cho phép bạn thực hiện hiệu quả một việc duy nhất tại một khoảng thời gian xác định. Ví dụ như: Khi vừa nói chuyện vừa đọc sách, viết bài khi đang xem tivi,…Chắc chắn khi thực hiện 2 công việc một lúc, bạn sẽ phạm phải sai lầm nho nhỏ ở đâu đó.

Mặc dù là vậy, nhưng nếu bạn đang thực hiện 2 hoạt động, nhưng một hoạt động là vô thức. Thì bạn vẫn có thể hoàn thành tốt 2 công việc một lúc.

Sau khi biết tiềm thức là gì, nắm được những bí mật của nó, chắc chắn bạn đã hiểu vì sao tiềm thức lại có thể đưa chúng ta đến bất cứ đâu, giúp bạn đạt được điều mà mình muốn. Tiềm thức đôi khi hoạt động có hiệu quả và nhanh chóng hơn cả ý thức.

Bạn hoàn toàn có thể kết nối, vận dụng sức mạnh, vận tốc của tiềm thức để mang đến hiệu quả mà mình muốn. Vừa rồi là những chia sẻ của chúng tôi về tiềm thức là gì? Hy vọng bạn sẽ nhận thấy khả năng tiềm ẩn trong chính con người của mình và vận dụng nó thật tốt

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here