Trốc tru nghĩa là gì?

1
269
Trốc tru nghĩa là gì?

 

1. Trốc tru có nghĩa là gì?

Trốc tru là từ ngữ “đặc sản” của vùng đất Nghệ An, là từ lóng địa phương được sử dụng trong đời sống hàng ngày của người dân Nghệ An. Trong đó, trốc là cái đầu, tru là con trâu.

Cụm từ trốc tru chỉ những người bướng bỉnh, ngang ngược, nói nhiều lần mà vẫn chứng nào tật nấy, không tiếp thu và không thay đổi, tuy nhiên nó chỉ mang nghĩa trêu đùa, không nhằm chỉ trích nặng nề.

2. Trốc tru tiếng miền trung là gì?

Trốc tu tiếng miền trung nói chung và trốc tru tiếng Nghệ An nói riêng đều có nghĩa tương tự. Thông thường, trốc tru sẽ được dùng để chỉ những người nghịch ngợm, bướng bỉnh, không chịu tiếp thu ý kiến của người khác. Tuy nhiên, sắc thái của từ này khá nhẹ nhàng, không đến mức chỉ trích gay gắt, nặng nề. Người ta thường dùng từ trốc tru để trêu đùa nhau.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được trốc tru là gì, trốc tru tiếng miền Trung là gì.

3. Một số từ Một số từ địa phương ở miền Trung

Thứ nhất: Đại từ – Mạo từ

+ Mi = Mày

+ Tau = Tao

+ Choa = Chúng tao

+ (Bọn) bây = Các bạn

+ Hấn = Hắn, nó

>>   asmr là gì? Các loại ý nghĩa của asrm

+ Ci (ki, kí), cấy = Cái.

Thứ hai: Danh từ

+ Con du = con dâu

+ Chạc = Dây

+ Chủi = Chổi

+ Con me = Con bê

+ Đọi = (cái) Bát

+ Nạm = Nắm.

+ Trốc = Đầu.

+ Tru = Trâu.

+ Trốc tru = Đồ ngu.

+ Trốc gúi = Đầu gối.

+ Khu = Mông, đít.

+ Mấn = Váy.

Thứ ba: Thán từ – Chỉ từ

+ Mô = 1. Đâu. 2. Nào.

+ Mồ = Nào.

+ Ni = 1. Này. 2. Nay.

+ Tê = Kia.

+ Tề = Kìa.

+ Rứa = Thế

+ Răng = Sao.

+ Chi = Gì.

+ Nỏ = Không.

+ Ri = Thế này.

+ A ri = Như thế này.

+ Nớ = Ấy.

+ (Bây) Giừ = (Bây) Giờ.

+ Hầy = Nhỉ.

+ Chư = Chứ.

+ Rành = Rất.

+ Đại = 1. Khá. 2. Bừa.

+ Nhứt = Nhất.

Thứ tư: Động từ

+ Bổ = Ngã.

+ Bứt = Bẻ.

+ Chưởi = Chửi.

+ Ẻ = Ỉa.

+ Đấy = Đái.

+ Đút = Đốt.

+ Đập (chắc) = Đánh (nhau).

+ Dắc = Dắt.

+ Gưởi = Gửi.

+ Hun = Hôn.

+ Mần = Làm.

+ Nhởi = Chơi.

+ Rầy = Xấu hổ.

+ Vô = Vào.

Thứ năm: Tính từ

+ Cảy = Sưng.

+ Ngái= Xa.

+ Su = Sâu.

+ Túi = Tối.

Một số ví dụ:

Bây đi mô đó, cho choa đi với = Các bạn đi đâu đấy, cho tôi đi với.

Giừ mi ở chộ mô rứa? = Giờ cậu ở chỗ nào thế?

Đóng ci cựa lại = Đóng cái cửa lại.

Cấy chi rứa = Cái gì thế?

A ri là răng? = Như thế này là sao?

Cho ga trọi ga bươi – Cho gà chọi gà bươi.

Nác chát ở mô rồi – Nước chát ở đâu rồi.

Múc cho tui một đọi – Múc cho tôi một bát.

Mùa nực với mùa gắt – Mùa nóng với mùa gặt.

Kêu chắc đến rồi tề – Kêu nhau đến rồi kìa.

>>   Các dấu trong toán học bạn cần biết?

Dừ sốt hơn tự tê – Giờ nóng hơn dạo trước.

Sốt khô mui nẻ họng – Nóng khô môi nẻ họng.

Ung bứt toóc dới rọng – Ông gặt lúa dưới ruộng.

Mụ cào ló trửa cươi – Bà cào lúa giữa sân.

Con chắt ả mô rồi – Con bé chắt của chị đâu rồi.

Hắn cợi tru vô rú – Nó cưỡi trâu vào núi.

Bếp lạnh tanh mun trú – Bếp lạnh tanh mun trấu.

quả trốc tru, ô trọc,….

1 COMMENT

Comments are closed.