b là gì trong vật lý?

3
2677

Mục lục bài viết

1. Tìm hiểu b là gì trong vật lý?

b trong vật lý là ký hiệu của từ trường. Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt sinh ra quanh các điện tích chuyển động hoặc do sự biến thiên của điện trường hoặc có nguồn gốc từ các mômen lưỡng cực từ như nam châm. Mỗi điểm trong từ trường được miêu tả bằng toán học thông qua hướng và độ lớn tại đó; từ trường được miêu tả bằng trường vector. Người ta hay sử dụng khái niệm lực Lorentz tác dụng lên một điện tích điểm chuyển động để định nghĩa từ trường. Ký hiệu từ trường là B hoặc H cho từng trường hợp cụ thể.

2. Cảm ứng từ và công thức:

Cảm ứng từ (thường kí hiệu bằng chữ B) là một đại lượng vật lý, đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ. Hiểu một cách đơn giản giá trị cảm ứng từ sẽ xác định độ mạnh, yếu và hướng của từ trường. Đơn vị của cảm ứng từ là T (đọc là Tesla)
Véc tơ cảm ứng từ B→ tại một điểm có phương tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó chiều hướng từ cực nam sang cực bắc của nam châm thử đặt tại điểm đó.

Trái đất được coi là một nam châm khổng lồ với cực bắc và cực nam gần trùng với cực bắc địa lý và cực nam địa lý của Trái đất. Cảm ứng từ của trái đất rất nhỏ và o khoảng 0,00005 Tesla.

Có độ lớn là: 

3, Một số công thức khác về b:

Tại một điểm khảo sát cách dòng điện thẳng dài một khoảng r, vectơ cảm ứng từ có phương vuông góc với bán kính nối điểm khảo sát với tâm O (giao của dòng điện với mặt phẳng chứa vuông góc với dòng điện chứa điểm khảo sát)

+ Độ lớn cảm ứng từ tại một điểm cách dây dẫn thẳng dài mang dòng điện I một khoảng r trong chân không được tính bằng công  thức: B = kIr

Trong hệ số SI, hệ số có tỉ lệ k có giá trị bằng 2.10-7.

Vậy: B = 2.10-7.Ir                                          (21.1)

Trong đó, I tính ra ampe (A), r tính ra mét (m), B tính ta tesla (T).

Dựa vào đặc điểm của vec tơ cảm ứng từ ta  có phương, chiều của vectơ cảm ứng từ tuân theo quy tắc nắm tay phải.

II. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn

+ Độ lớn cảm ứng từ B ở tâm dây dẫn tròn bán kính R có  dòng điện I chạy qua, được tính bằng công thức:

Vectơ cảm ứng từ có hướng trùng với hướng của đường sức trong lòng vòng dây

B = 2π10-7.Ir                          (21.1a)

Với R là bán kính của khung dây tròn. Nếu khung dây tròn tạo bởi N vòng dây sít nhau thì:

B = 2π10-7.N.Ir                       (21.1b)

trong đó, I đo bằng ampe (A), R đo bằng mét (m).

Tại một điểm trong lòng ống dây có dòng điện qua, vectơ cảm ứng từ có phương trùng với trục ống dây, có chiều tuân theo quy tắc nắm tay phải.

III. Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ.

Ống dây có dòng chạy qua:

-Bên trong ống dây, các đường sức từ song song với trục ống dây và cách đều nhau. Nếu ống dây đủ dài (chiều dài rất lớn so với đường kính của ống dây và cách ống) thì đường bên trong ống dây là từ trường đều. Bên ngoài ống, đường sức từ có dạng giống đường sức từ của nam châm thẳng. Cảm ứng từ trong long ống dây được cho bởi công thức: B =  4π.10-7NlI   (21.3a)

trong đó N là tổng số vòng dây, l là độ dài hình trụ. Chú ý rằng Nl = n = số vòng dây quấn trên một đơn vị dài của lõi, vậy cũng có thể viết:

B = 4π.10-7nI                              (21.3b)

-Chiều các đường sức từ trong long ống dây được xác định theo quy tắc nắm tay phải: Khum bàn tay phải sao cho chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều dòng điện chạy qua ống dây, thì ngón choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.