Các kí hiệu toán học lớp 7? Tìm hiểu kí hiệu toán học

0
3081
Các kí hiệu toán học lớp 7? Tìm hiểu kí hiệu toán học

Các kí hiệu, các dấu trong toán học mỗi lớp lại sẽ học mức độ khó khác nhau – đặc biệt là lớp 7 trở đi sẽ làm quen nhiều kiến thức quan trọng nên mình sẽ tìm hiểu thật sâu các kí hiệu toán học lớp 7 cho các bạn nhé. Cho nên mình sẽ tìm hiểu kĩ kí hiệu toán học lớp 7 nhé.

1. Các kí hiệu toán học lớp 7?

Chủ yếu ở toán lớp 7 chúng ta thường gặp các kí hiệu toán học thường dùng như:

  • Luỹ thừa: x² ; x³
  • Dấu bất đẳng thức : ≤ ; ≥ ; < ; > ; = .
  • Các kí hiệu khác : tổng  ∑ ,…các kí hiệu thường gặp : cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa, dấu ngoặc, dấu phẩy( thập phân), dấu phân số,………..
Bài tập ví dụ:

Download (PDF, 626KB)

>>> Tìm hiểu thêm về Các dấu trong toán học? các lớp lớn hơn.

2. Các kí hiệu toán học lớp 1 và lớp 6

* Các dấu trong toán học lớp 6:

Các dấu thường dùng trong toán học lớp 6 chủ yếu được dùng:

  • ∩ , U ,,€, Ø,,,
Mình sẽ ví dụ cụ thể về bài tập cho mọi người dễ hiểu:

Các phần tử được ghi trong hai dấu ngoặc nhọn {  }, cách nhau bởi dấu , hay ;

 Cách liệt kê:

  • Tập hợp nhóm bạn gồm 4 bạn : A = { Long,Nam, Ngọc, Hạnh }.
  • Tập hợp các chữ số tự nhiên : C = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9};
  • Tập hợp số tự nhiên nhỏ hơn 15 và lớn hơn 10: D = {11; 12; 13; 14}.
  • C = Ø :tập rỗng không chứa phần tử nào.

Cách tính chất đặc trưng:

Tập hợp số tự nhiên nhỏ hơn 15 và lớn hơn 10:

A = {x € N |10 < x < 15 } trong đó N là Tập hợp số tự nhiên.

Phần tử  thuộc, hay không thuộc Tập hợp con :

  • Phần tử  thuộc : Kí hiệu : x  A ta đọc : phần tử x thuộc tập hợp A
  • Phần tử  không thuộc: Kí hiệu : x   A ta đọc : phần tử x không thuộc tập hợp
  • Tập hợp con : Tất cả các phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B, ta gọi tập hợp A  là tập con của B. Kí hiệu : A   B

Phép hợp:

Cho tập hợp A và tập hợp B. tất cả các phần tử của A và B gọi là hợp của A và B.

Kí hiệu : A U B

Ví dụ : cho A = {1, 2, 3}; B = {2, 4, 5}

A U B= {1, 2, 3, 4, 5}

Phép giao :

Cho tập hợp A và tập hợp B. Các phần tử chung của A và B gọi là giao của A và B.

Kí hiệu : A ∩ B. Ví dụ : cho A = {1, 2, 3}; B = {2, 4, 5}

A ∩ B = {2}

Tập hợp số tự nhiên :

  • Tập hợp các chữ số tự nhiên : A = {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9} gồm 10 phần tử.
  • Tập hợp các số tự nhiên : N = {0, 1, 2, . .,10, 11, . . , 100, 101, . . . }
  • Tập hợp các số tự nhiên khác không: N* = { 1, 2, . .,10, 11, . . , 100, 101, . . . }

Hệ thập phân :

Hệ số dùng các chữ số tự nhiên làm kí hiệu gọi là hệ thập phân.( hệ mười).

Biểu diễn số thập phân :

Không đơn vị đến chín : 0, 1, 2 , …, 8, 9

Hàng chục :

a: hàng chục; b : hàng đơn vị. Ví dụ : 45 = 10.4 + 5 có nghĩa là 4 chục và 5 đơn vị.

Hàng trăm:

Hệ la mã :

Hệ la mã dùng 7 kí hiệu :

Chữ số I V X L C D M
Giá trị tương ứng trong hệ thập phân 1 5 10 50 100 500 1000

Ví dụ :

I II III IV V VI VII VIII IV V VI
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

BÀI TẬP SGK :

BÀI 2 TRANG 6 : viết tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC”

A = {T, O, A, N, H, C}

BÀI 6 TRANG 7 :

a)Viêt số tự nhiên liền sau mỗi số :

17 có số số tự nhiên liền sau là : 18.

99 có số số tự nhiên liền sau là : 100.

Nhận xét : số số tự nhiên liền sau của a là : a + 1

b) Viêt số tự nhiên liền trước mỗi số :

35 có số số tự nhiên liền trước là : 34

1000 có số số tự nhiên liền trước là : 999

b  N* có số số tự nhiên liền trước là : b – 1

BÀI 7 TRANG 8 : viết tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử :

a)      A = {x   N | 12 < x < 16}

A = {13, 14, 15}

b)      B = {x   N* |  x < 5}

B = {1, 2, 3, 4}

c)      C = {x  N* |  13 ≤ x ≤ 15}

C = {13, 14, 15}

 Bài tập rèn luyện :

BÀI 1 : Cho các tập hợp : A = {3, 4, 5, 6, 7}; B = { x   N* |  x ≤  4}

a)      Viết tập hợp A dưới dạng tính chất đặc trưng, tập hợp B dưới dạng liệt kê ?

b)      Tìm C = A U B và D = A ∩ B .

c)      tập hợp M = { x   N* | 4< x ≤  6} có quan hệ gì với tập hợp A ?

BÀI 2 : Tìm số tự nhiên có 3 chữ số. biết rằng số ấy gấp 6 lần số được tạo ra do ta bỏ ra chữ số hàng trăm của nó.

BÀI TẬP BỔ SUNG :

Bài 1 : Điền dấu * biết : số tự nhiên  có tổng các chữ số là 12.

Giải:

Theo đề bài, ta có :

2 + * + 5 = 12

* + 7 = 12

* = 12 – 7

* = 5

Vậy :  số tự nhiên cần tìm là : 255

Bài 2 : tìm số tự nhiên có hai chữ số biết : chữ số  hàng chục gấp 2 lần chữ số hàng đơn vị và tổng hai chữ số là 9.

Giải.

Cách 1 :

Sơ đồ số phần :

chữ  số  hàng  chục : |===|===|

chữ số hàng đơn vị : |===|

Theo đề bài : tổng hai chữ số là 9.

Tổng số phần : 2 + 1 = 3 (phần)

Giá trị một phần : 9 : 3 = 3

chữ  số  hàng  chục : 3 . 2 = 6

chữ số hàng đơn vị : 3 . 1 = 3

Vậy số tự nhiên cần tìm là 63

Cách 2 :

Gọi x chữ số hàng đơn vị.

chữ số  hàng chục : 2x.

theo đề bài : tổng hai chữ số là 9, nên :

2x + x = 9

3x = 9

x = 9 : 3 = 3

Vậy số tự nhiên cần tìm là 63

* Các dấu trong toán lớp 1

Dấu lớn hơn, bé hơn, bằng nhau: > < =
Ví dụ:
9 > 5: chín lớn hơn năm
6 < 8: sáu bé hơn tám
7 = 7: bảy bằng bảy