n là gì trong sinh học?

2
2610
n là gì trong sinh học?

Trong sinh học chúng ta đã học kí hiệu “n” rồi trong đó gồm cả kí hiệu “n” nhỏ và “N” lớn nếu mình nhớ không nhầm thì là trong sinh học lớp 9 và lớp 12 có dạy. Ok hôm nay mình sẽ tìm hiểu về “n là gì trong sinh học” nhé.

>>> Xem thêm: C là gì trong sinh học?

1. Kí hiệu n là gì trong sinh học?

Trong sinh học kí hiệu là n nhỏ là nucleotit, còn ký hiệu N lớn đó là khối lượng của ADN đơn vị là đvC.

2. Tìm hiểu về nucleotit trong sinh học – kí hiệu n?

N là số Nu có trong mạch Có các loại Nu là A :ađênin

  • X: xitôzin
  • G: guanin
  • T : timin
  • U: uraxin

Trong sách giáo khoa sinh học có nói đến vấn đề này:

Hình 2: Trích nội dung sách: Campbell “Sinh học” NXB GD- Trang 88
Hình 2: Trích nội dung sách: Campbell “Sinh học” NXB GD- Trang 88
Hình 3: Trích nội dung sách giáo khoa sinh học 10 -Nâng cao Trang 36
Hình 3: Trích nội dung sách giáo khoa sinh học 10 -Nâng cao Trang 36

Theo mô hình Watson và Crick thì ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch polinuclêôtit. Trong mỗi mạch pôlinuclêôtit thì các đơn phân nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste. Giữa hai mạch các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung (A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng hai mỗi liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch này liên kết với X bằng ba mối liên kết hđrô và ngược lại).

 

Hình 4: Các liên kết hóa học trong phân tử ADN
Hình 4: Các liên kết hóa học trong phân tử ADN

Về cấu tạo, mỗi nuclêôtit gồm 3 thành phần liên kết với nhau đó là: 1 axit phôtphoric, 1 đường đềôxiribozơ và 1 trong 4 loại bazơnitơ (A,T,G,X).

Với phân tử đường đềôxiribozơ thì ở các vị trí cácbon 1’, 3’, 5’ có nhóm OH là chức rượu. Tại vị trí 5’ nhóm OH phản ứng với axit phôtphoric tạo thành một liên kết este thứ 1.

Hình 5: Cấu tạo 1 đơn phân nuclêôtit

Giữa hai nuclêôtit liên tiếp nhóm OH tại vị trí 3’ đã phản ứng với nhóm phôtphat của nuclêôtit kế tiếp tạo thành liên kết este thứ 2.

Hình 6: Sự hình thành liên kết giữa 2 nuclêôtit liên tiếp
Hình 6: Sự hình thành liên kết giữa 2 nuclêôtit liên tiếp

Như vậy, thực chất có 2 liên kết este: một là liên kết giữa nhóm phôtphát với OH ở vị trí 5’ trong một nuclêôtit và liên kết thứ hai được hình thành giữa nhóm phôtphát với OH ở vị trí 3’ giữa hai nuclêôtit.

Hình 7: Liên kết phôtphođieste thực chất là liên kết giữa 2 phân tử đường
Hình 7: Liên kết phôtphođieste thực chất là liên kết giữa 2 phân tử đường

Do vậy, có thể gọi chính xác liên kết giữa 2 nuclêôtit liên tiếp trong một chuỗi polipeptit là liên kết photphoeste hoặc gọi đơn giản là liên kết este. Còn cách gọi liên kết phôtphođieste là liên kết giữa 2 phân tử đường liên tiếp. Đối với các em học sinh chỉ cần gọi liên kết giữa hai nuclêôtit là liên kết cộng hóa trị là đảm bảo an toàn bởi vì liên kết este cũng là liên kết cộng hóa trị. Điều này cũng phù hợp với cách gọi của sách giáo khoa sinh học cơ bản.