Rắn hổ mây là loại rắn gì? – Sức mạnh của loài rắng hổ mây

0
1701
Hình ảnh rắn hổ mây

Mục lục bài viết

1. Rắn hổ mây là loại rắn gì?

Theo wiki – Rắn hổ mây là tên gọi khác của rắn hổ mang chúa hay nhãn kính vương xà (tên khoa học Naja hannah Bourret hay Ophiophagus hannah), thuộc họ rắn hổ Elapidae, bộ có vảy Squamata.

2. Tên gọi khác của loài rắng hổ mây – và đặc điểm nhận dạng?

Rắn hổ mang chúa là tên gọi khác của loài rắn hổ mây này – và bình thường – đặc điểm nhận dạng rất nhanh của loài rắn hổ mấy đó chính là 2 cái màng phè ra để tấn công hoặc khi gặp sự nguy hiểm cần tự vệ.

Đặc điểm nhận dạng khoa học:

Thân mảnh, thuôn nhỏ dần về phía sau, đuôi dài. Lưng rắn trưởng thành có màu vàng lục hay nâu, nhiều khi có màu đen chì. Đỉnh đầu có một vảy hình tam giác, đỉnh tam giác hướng về phía đuôi.

Cá thể non có lưng màu đen với nhiều vạch ngang sáng, ở cổ có hoa văn hình chữ V ngược màu vàng nhạt.

Đặc điểm sinh học, sinh thái:

Thường sống ở trung du và miền núi, sống trong rừng, đồi cây, thậm chí trong bụi tre làng, sống trong những hang dưới những gốc cây lớn trong rừng, bên bờ suối.

Chúng leo cây và bơi rất giỏi, nhưng thường sống ở mặt đất. Kiếm ăn cả ban ngày lẫn ban đêm, thức ăn chủ yếu gồm những loài rắn khác hoặc đôi khi cả những loài thằn lằn.

Rắn hổ mang chúa đẻ khoảng 20 – 30 trứng/lứa vào khoảng tháng 4, tháng 5, trong tổ có nhiều lá cây hay mảnh thực vật, trứng được cả rắn bố và rắn mẹ canh giữ. Rắn sơ sinh dài khoảng 40 – 50 cm màu đen, thân có nhiều cạp màu vàng, cổ có hoa văn hình chữ V ngược màu vàng.

Rắn hổ mây có độc không?

Rắn hổ mây (rắn hổ mang chúa) là loài rắn độc dữ tợn và chủ động tấn công người. Khi tấn công chúng thường dựng phần trước cơ thể. Chiều cao phần dựng của chúng phụ thuộc vào kích thước và chiều dài của chúng.

Tại Việt Nam, rắn hổ mây sống ở các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Phú Yên, Ninh Thuận, Gia Lai, Kontum, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

3. Cách xử lý khi bị rắn độc cắn:

Giống như các loài rắn độc khác – nếu không may bị cắn phải và thấy 2 dấu răng trên vết cắn thì chắc chắn là rắn độc chỉ khác rắn hổ mang sẽ cắn nhiều lần vào mục tiêu và độc rất mạnh bạn sẽ nhanh chóng khó thở, bị tê liệt dần do máu bị đông. Theo nghiên cứu – Vết cắn của rắn hổ mang chúa có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng chỉ sau 30 phút. Độc rắn hổ chúa thậm chí được ghi nhận có khả năng giết chết một con voi trưởng thành trong vòng vài giờ. Theo ước tính, lượng nọc độc tiết ra trong một vết cắn có khả năng gây tử vong cho khoảng 20 – 30 người trưởng thành nếu không được chữa trị.

khi bị cắn cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sẽ tiêm huyết thanh càng nhanh càng tốt- nếu không kịp bạn có thể mất mạng. Tuy rắn hổ mây rất độc nhưng chúng lại được coi trọng ở một số vùng như Thailand, và ở đây họ sẽ không giết rắn, cùng lắm chỉ bắt lại và đưa về viện nghiên cứu mà thôi.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here